Miền Bắc Việt Nam có những tỉnh nào? Miền Bắc Việt Nam diện tích bao nhiêu? Tất cả những thông tin trên sẽ được thể hiện tại bản đồ miền Bắc mà Meovatvui sẽ chia sẻ tại bài viết sau đây. ContentsSơ lược về miền Bắc Việt NamBản đồ hành chính các tỉnh Miền BắcBản đồ Tây Bắc Bản đồ hành chính Lai Châu:Bản đồ cấp tỉnh Điện Biên:Bản đồ hành chính cấp tỉnh Hòa Bình:Bản đồ hành chính cấp tỉnh Lào CaiBản đồ hành chính cấp tỉnh Sơn LaBản đồ hành chính cấp tỉnh Yên BáiBản đồ Đông BắcBản đồ tỉnh Bắc Kạn:Bản đồ tỉnh Hà Giang:Bản đồ tỉnh Cao Bằng:Bản đồ tỉnh Lạng Sơn:Bản đồ tỉnh Thái Nguyên:Bản đồ tỉnh Tuyên Quang:Bản đồ tỉnh Phú Thọ:Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc:Bản đồ tỉnh Bắc Giang:Bản đồ tỉnh Quảng Ninh: Bản đồ đồng bằng sông HồngBản đồ hành chính của thủ đô Hà Nội:Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng.Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương.Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh.Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc.Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên.Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình.Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định.Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam.Bản đồ hành chính của tỉnh Ninh Bình.Bản đồ hành chính của tỉnh Quảng Ninh. Bản đồ du lịch các tỉnh Miền BắcCác tỉnh, thành phố Miền BắcTạm kếtSơ lược về miền Bắc Việt Nam Miền Bắc Việt Nam chia làm 3 khu vực chính Miền Bắc Việt Nam là vùng đất có bề dày lịch sử nhất Việt Nam. Đây cũng là vùng đất nhiều danh lam, thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử nổi tiếng. Khu vực phía bắc bắt đầu từ tỉnh Ninh Bình và kết thúc tại tỉnh Hà Giang. Theo vĩ độ, miền Bắc bắt đầu từ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc. Theo địa lý tự nhiên, lãnh thổ miền Bắc Việt Nam được chia làm 3 phần chính. Đó là: Tây Bắc Bộ, gồm 6 tỉnh. Đông Bắc Bộ, gồm 9 tỉnh. Đồng bằng sông Hồng có 9 tỉnh và 2 thành phố đều trực thuộc trung ương. Trong miền Bắc có thủ đô Hà Nội – trung tâm chính trị của Việt Nam. Tại miền Bắc cũng tập trung nhiều cơ quan trọng yếu của chính phủ và bộ máy nhà nước. Song song đó, đây cũng là vùng có tài nguyên thiên nhiên trù phú, thích hợp để du lịch, khám phá. Một số đặc điểm khác về miền Bắc Việt Nam như sau: Diện tích: 115.700 km². Khí hậu: Cận nhiệt đới ẩm. Vùng Đông Bắc có khi hậu ôn hòa hơn vùng Tây Bắc. Vì Đông Bắc là vùng đồi núi thấp, ít chịu ảnh hưởng bởi bão nhiệt đới và gió Lào. Riêng Tây Bắc, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mưa, bão nhiệt đới. Kinh tế: Kinh tế miền Bắc bao gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, thủ công. Nông nghiệp miền Bắc là nghề trồng lúa, chăn nuôi, trồng nông sản… Công nghiệp miền Bắc tập trung ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… còn lại là dịch vụ du lịch phát triển ở Tây Bắc, Đông Bắc… Địa hình: Có 3 dạng địa hình chính ở miền Bắc, bao gồm: đồi núi, đồng bằng, biển và thềm lục địa. Đồng bằng sông Hồng là mũi nhọn kinh tế chính của miền Bắc. Xuôi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, địa hình thấp dần, từ đồi núi chuyển hóa thành đồng bằng. Xem thêm Bản Đồ Việt Nam & 63 Tỉnh Thành Khổ Lớn 2023 Bản đồ hành chính các tỉnh Miền Bắc Bản đồ hành chính cấp tỉnh: Là bản đồ thể hiện địa phương trực thuộc các tỉnh miền Bắc, ví dụ bản đồ tỉnh Thái Bình thể hiện các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Thái Bình. Sau đây, Meovatvui chia sẻ bản đồ hành chính tất cả các tỉnh khu vực miền Bắc, từ Tây Bắc đến đồng bằng sông Hồng. Bản đồ hành chính còn được gọi là bản đồ địa giới. Tại phần này, Meovatvui sẽ giúp bạn tra cứu bản đồ các tỉnh miền Bắc Việt Nam theo khu vực Tây Bắc – Đông Bắc – Đồng bằng sông Hồng. Bản đồ Tây Bắc Tây Bắc có tổng cộng 6 tỉnh, bao gồm: Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái. Sau đây là bản đồ vùng Tây Bắc rõ và nét nhất: Bản đồ hành chính Lai Châu: Bản đồ Lai Châu Theo bản đồ phía Bắc Việt Nam, Lai Châu là tỉnh tiếp giáp biên giới Trung Hoa, cụ thể là tỉnh Vân Nam về phía Bắc. Phía Tây và Tây Nam của Lai Châu đều giáp Điện Biên, phía Đông của Lai Châu là Lào Cai, phía Đông Nam của Lai Châu là Yên Bái, phần còn lại, tức phía Nam giáp với Sơn La. Độ rộng của Lai Châu xếp thứ 10 trong 63 tỉnh thành thuộc đất nước Việt Nam. Thành phố Lai Châu chính là trung tâm của toàn tỉnh, nơi đây là đầu mối kinh tế, chính trị của Lai Châu. Địa hình Lai Châu chủ yếu là đồi núi trùng điệp, nhấp nhô. Tỉnh này cũng sở hữu đỉnh núi cao thứ nhì Việt Nam – núi Pu Ta Leng, với độ cao 3096m. Kinh tế Lai Châu tập trung phát triển về nông – lâm – thủy sản và công nghiệp. Bản đồ cấp tỉnh Điện Biên: Bản đồ hành chính cấp tỉnh Điện Biên Điện Biên là khu vực có bề dày lịch sử, gắn liền với những cuộc chiến lớn của dân tộc Việt Nam thế kỷ trước. Tỉnh Điện Biên nằm ngay trên tỉnh Lai Châu, tức Điện Biên giáp Lai Châu về phía Bắc. Tây Bắc của Điện Biên là Vân Nam thuộc lãnh thổ Trung Quốc, Tây và Tây Nam của Điện Biên đều giáp Lào. Tại Việt Nam, chỉ có duy nhất Điện Biên là giáp cùng lúc cả hai nước Trung Hoa và Lào. Địa hình Điện Biên đa số hiểm trở với vùng núi dốc thoai thoải, nhiều sông suối nhỏ hẹp, nhiều rừng… Tỉnh Điện Biên sở hữu tài nguyên khoáng sản cực kỳ màu mỡ. Do đó, khai thác khoáng sản trở thành ngành nghề chính của tỉnh này, cụ thể là khai thác nước khoáng, các loại đá tự nhiên, khai thác quặng sắt, chì, thủy ngân… và các kim loại khác. Bản đồ hành chính cấp tỉnh Hòa Bình: Bản đồ các tỉnh Tây Bắc – tỉnh Hòa Bình Hòa Bình là một trong các tỉnh đang trên đà phát triển của Tây Bắc Bộ. Diện tích Hòa Bình xếp thứ 29 Việt Nam. Vị trí của tỉnh Hòa Bình khá đắc địa khi Bắc giáp Phú Thọ, Đông giáp Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Tây là Sơn La và Nam giáp Thanh Hóa. Địa hình Hòa Bình không đến mức hiểm trở như các tỉnh Tây Bắc khác. Nhìn chung, Hòa Bình chỉ toàn vùng đồi núi với chiều cao trung bình. Hệ thống sông ngòi ở tỉnh khá dày đặc, nước mạnh, thích hợp để xây các nhà máy thủy điện lớn. Bản đồ hành chính cấp tỉnh Lào Cai Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai Lào Cai là tỉnh vùng cao tại biên giới Việt Nam. Tỉnh Lào Cai nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc với trung tâm hành chính là thành phố Lào Cai trực thuộc. Phía Bắc của Lào Cai là Vân Nam – Trung Hoa, phía Tây Lào Cai là tỉnh Lai Châu, phía Đông Lào Cai là Hà Giang và phía Nam Lào Cai là Yên Bái. Bản đồ hành chính cấp tỉnh Sơn La Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La Sơn La đứng thứ nhất Bắc Bộ về độ lớn diện tích, cụ thể là 14.174,5 km². Dựa vào bản đồ các tỉnh phía Bắc Việt Nam, ta thấy phía Bắc Sơn La là Yên Bái và Lai Châu, phía Đông Sơn La là Phú Thọ và Hòa Bình, phía Tây Sơn La là Điện Biên và phía Nam Sơn La là Thanh Hóa cùng Lào. Sơn La có 1 thành phố cùng tên tỉnh – thành phố Sơn La. Đây là trung tâm hành chính, cũng là trung tâm kinh tế, giáo dục của tỉnh. Sơn La có tất cả 11 huyện trực thuộc gồm Bắc Uyên, Mai Sơn, Mộc Châu, Mường La, Phú Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Sốp Cộp, Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu. Bản đồ hành chính cấp tỉnh Yên Bái Bản đồ hành chính Yên Bái Yên Bái có 1 thành phố cùng tên tỉnh – gọi là thành phố Yên Bái và 1 thị xã Nghĩa Lộ. Phần còn lại của Yên Bái là 7 huyện gồm huyện Lục Yên, huyện Mù Cang Chải, huyện Trạm Tấu, huyện Trấn Yên, huyện Meovatvui, huyện Văn Yên, huyện Yên Bình. Bản đồ Đông Bắc Theo bản đồ Bắc Bộ, khu vực Đông Bắc có tất thảy 10 tỉnh. Các tỉnh lần lượt gồm: Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Quảng Ninh. Các tỉnh Đông Bắc phát triển mạnh về du lịch, nông nghiệp, công nghiệp. Đây cũng là vùng đất có tài nguyên thiên nhiên trù phú, khí hậu ôn hòa, thích hợp để sinh sống và phát triển kinh tế lâu dài. Sau đây là bản đồ đông bắc bộ, cụ thể từng tỉnh chi tiết và rõ nhất: Bản đồ tỉnh Bắc Kạn: Bản đồ hành chính chi tiết tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn được xem như một trong những tỉnh vùng sâu vùng xa của Việt Nam. Bắc Kạn có phía Bắc giáp với Cao Bằng, phía Đông Bắc Kạn là tỉnh Lạng Sơn, phía Nam Bắc Kạn là tỉnh Thái Nguyên và phía Tây Bắc Kạn là tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh Bắc Kạn có một thành phố được xem như trung tâm hành chính – thành phố Bắc Kạn. Các địa phận còn lại là 7 huyện, bao gồm huyện Ba Bể, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì, huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm. Bản đồ tỉnh Hà Giang: Bản đồ hành chính cấp tỉnh Hà Giang Hà Giang được xem là một trong 6 tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Địa hình Hà Giang hiểm trở, bao quanh là đồi núi. Phía Đông Hà Giang là tỉnh Cao Bằng, phía Tây Hà Giang là hai tỉnh Yên Bái, Lào Cai, phía Nam Hà Giang là Tuyên Quang, phía Bắc là các khu tự trị của dân tộc Lào và Trung Hoa. Nhìn chung, khu vực Hà Giang khá phức tạp. Về hành chính, Hà Giang có một thành phố là thành phố Hà Giang và 10 huyện trực thuộc, gồm: huyện Bắc Mê, huyện Bắc Quang, huyện Đồng Văn, huyện Hoàng Su Phi, huyện Mèo Vạc, huyện Quản Bạ, huyện Quang Bình, huyện Vị Xuyên, huyện Xín Mần, huyện Yên Minh. Bản đồ tỉnh Cao Bằng: Bản đồ hành chính cấp tỉnh Cao Bằng Tương tự như các tỉnh Đông Bắc khác, tỉnh Cao Bằng có 1 thành phố là trung tâm hành chính – thành phố Cao Bằng. Địa phận còn lại là 9 huyện trực thuộc tỉnh. Trong đó, tỉnh Cao Bằng có tổng cộng 14 thị trấn, số lượng phường là 8 và số xã là 139. Bản đồ tỉnh Lạng Sơn: Bản đồ hành chính chi tiết tỉnh Lạng Sơn Bản đồ tỉnh Thái Nguyên: Bản đồ tỉnh Thái Nguyên Bản đồ tỉnh Tuyên Quang: Bản đồ hành chính cấp tỉnh Tuyên Quang Bản đồ tỉnh Phú Thọ: Bản đồ hành chính cấp tỉnh Phú Thọ Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc: Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc Bản đồ tỉnh Bắc Giang: Bản đồ tỉnh Bắc Giang Bản đồ tỉnh Quảng Ninh: Bản đồ hành chính của tỉnh Quảng Ninh Bản đồ đồng bằng sông Hồng Khu vực Đồng bằng sông Hồng chính là trung tâm của miền Bắc Việt Nam. Nơi đây thiên nhiên trù phú, kinh tế, giao thương phát triển mạnh mẽ. Hơn hết, đồng bằng sông Hồng có Hà Nội – trung tâm chính trị của Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh thành, có 2 thành phố thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh. Sau đây là bản đồ đồng bằng Bắc Bộ chi tiết nhất được tổng hợp từ Meovatvui: Bản đồ hành chính của thủ đô Hà Nội: Bản đồ địa giới Hà Nội Hà Nội là thủ đô, cũng là trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng ở Việt Nam. Các cơ quan đầu não nhà nước đều tập trung tại đây. Tổng số đơn vị hành chính trực thuộc Hà Nội là 30. Trong đó, thủ đô có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Các quận gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông. Các huyện Hà Nội là: Ba Vì, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Thanh Trì. Hà Nội có 1 thị xã là thị xã Sơn Tây thuộc huyện Ba Vì. Đây là trung tâm quốc phòng, có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng. Theo bản đồ Việt Nam miền Bắc, Hà Nội có diện tích 3.360 km². Với diện tích này, Hà Nội trở thành thành phố trung ương lớn nhất Việt Nam. Vị trí của Hà Nội được xem là “long mạch” của Việt Nam, thành phố này được bao quanh bởi 8 tỉnh, đều là những tỉnh thành phát triển mạnh về kinh tế. Cụ thể: Phía Bắc thủ đô giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Phía Nam thủ đô giáp Hà Nam, Hòa Bình. Phía Đông thủ đô giáp Hưng Yên. Phía Tây thủ đô giáp Hòa Bình và Phú Thọ. Sau Hà Nội là Hải Phòng, thành phố hoa phượng đỏ, cũng là thành phố thứ hai trực thuộc trung ương của miền Bắc. Cùng khám phá bản đồ Việt Nam các tỉnh phía Bắc khu vực Đồng bằng sông Hồng tại đây: Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng. Bản đồ hành chính của Hải Phòng Hải Phòng có cảng biển, là thành phố cảng lớn nhất của miền Bắc. Thành phố Hoa Phượng Đỏ được xếp vào đô thị loại I, trung tâm kinh tế – xã hội trọng yếu của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là thành phố lớn thứ hai tại đồng bằng sông Hồng, sau Hà Nội. Kinh tế chính của thành phố Cảng là công nghiệp. Hải Phòng có rất nhiều khu công nghiệp lớn được nước ngoài đầu tư. Bên cạnh đó, thành phố này cũng có tài nguyên biển, thích hợp phát triển ngành thủy – hải sản và du lịch. Thành phố Hoa Phượng Đỏ có vị trí khá đắc địa. Trong đó, phía Bắc thành phố Cảng giáp Quảng Ninh, phía Tây thành phố Cảng là Hải Dương, phía Nam thành phố Cảng là Thái Bình và phía Đông là biển Đông mênh mông. Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương. Bản đồ hành chính cấp tỉnh Hải Dương Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh. Bản đồ hành chính cấp tỉnh Bắc Ninh Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc. Bản đồ các đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Phúc Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên. Bản đồ hành chính của tỉnh Hưng Yên Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình. Bản đồ hành chính của tỉnh Thái Bình Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định. Bản đồ hành chính của tỉnh Nam Định Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam. Bản đồ hành chính của tỉnh Hà Nam Bản đồ hành chính của tỉnh Ninh Bình. Bản đồ hành chính của tỉnh Ninh Bình Bản đồ hành chính của tỉnh Quảng Ninh. Bản đồ hành chính của tỉnh Quảng Ninh Bản đồ du lịch các tỉnh Miền Bắc Bản đồ du lịch là công cụ tra cứu không thể thiếu khi đi du lịch các tỉnh miền bắc Việt Nam. Trên bản đồ du lịch thể hiện các đặc điểm địa lý cơ bản, gồm: hệ thống giao thông đường bộ, khu dân cư, các yếu tố thiên nhiên như sông, núi, rừng, hồ… Bên cạnh đó, bản đồ khu vực miền Bắc về du lịch cũng thể hiện các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử… cụ thể là những nơi có trong danh sách tham quan – thưởng ngoạn của du khách. Bản đồ du lịch chi tiết hơn bản đồ hành chính rất nhiều. Sau đây là một số bản đồ du lịch của các tỉnh miền Bắc Bản đồ khái quát về du lịch miền Bắc, bao gồm cả bản đồ Đông Bắc và bản đồ vùng Tây Bắc Việt Nam ghi các địa điểm tham quan nổi tiếng nhất Bản đồ Tây Bắc Việt Nam – nơi có cảnh quan thiên nhiên trù phú và những di tích lịch sử nổi tiếng Bản đồ du lịch miền Bắc Việt Nam chi tiết hơn Bản đồ du lịch đầy đủ là tư liệu tích hợp của bản đồ giao thông miền Bắc VN hoặc bản đồ sông miền Bắc. Các tỉnh, thành phố Miền Bắc Để đọc hiểu bản đồ miền Bắc, bạn cũng cần nắm được danh sách các tỉnh, thành phố miền Bắc. Bảng sau đây sẽ giúp bạn nhớ kỹ tên địa phương của khu vực miền Bắc. Tây Bắc Gồm 6 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La và Yên Bái. Đông Bắc Gồm 10 tỉnh: Bắc Kạn, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Quảng Ninh Đồng bằng sông Hồng Gồm 9 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh Xem thêm Bản Đồ Miền Nam Việt Nam Chi Tiết Mới Nhất 2023 Bản Đồ Miền Tây – Bản Đồ 13 Tỉnh Miền Tây Chi Tiết Bản đồ miền Trung Việt Nam khổ lớn Mới Nhất 2023 Tạm kết Như vậy, Meovatvui.com đã giúp bạn tìm được bản đồ miền Bắc Việt Nam chi tiết đầy đủ nhất, gồm bản đồ hành chính và bản đồ du lịch. Hy vọng những đóng góp từ chúng tôi sẽ là công cụ giúp bạn tra cứu và phục vụ mỗi chuyến du lịch về miền Bắc của bạn!