Trong tín ngưỡng tâm linh dân gian, không chỉ từ thời xa xưa người ta xem việc thờ Thần Tài mang đến những điều tốt lành mà cho đến ngày nay, khi công nghệ và kỹ thuật ngày càng phát triển, ngày càng tự động hóa thì việc thờ Thần Tài vẫn không hề mai một, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh thờ Thần Tài ở các quán ăn, cửa hàng,… Và đây dường như là một hình ảnh rất quen thuộc trong văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bố trí sơ đồ bàn thờ Thần Tài thế nào là đúng cách, cũng như đồ trang trí bàn thờ Thần Tài cần những gì để có một bàn thờ đẹp, thu hút tài lộc vào nhà. Không phải ngẫu nhiên mà cách bố trí ông địa, ông Thần Tài và hình ảnh bàn thờ Thần Tài được nhiều người quan tâm, bởi lẽ nếu chỉ đơn giản là thờ cúng cho xong sẽ không nhận được phúc báo mà còn ảnh hưởng xấu đến việc làm ăn, kinh doanh của gia chủ. Vậy chúng ta phải bố trí sơ đồ bàn thờ Thần Tài thế nào cho đúng, đặt bàn thờ Thần Tài ở đâu? có nên đặt bàn thờ Thần tài trên cao trên cao không? hay tìm hiểu xem bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Tất cả những thắc mắc trên bạn hãy cùng Meovatvui tìm hiểu nhé. ContentsTẠI SAO PHẢI THỜ THẦN TÀI?CÁCH THỜ THẦN TÀI CỦA NGƯỜI VIỆT NAMSƠ ĐỒ BÀN THỜ THẦN TÀI – BÀN THỜ THẦN TÀI GỒM NHỮNG GÌ?SƠ ĐỒ BÀN THỜ THẦN TÀI CHUẨN CHỈNH NHẤTĐặt phía trong sơ đồ bàn thờ Thần TàiĐặt ở giữa sơ đồ bàn thờ Thần TàiĐặt ở ngoài sơ đồ bàn thờ Thần Tài5 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI LẬP BÀN THỜ THẦN TÀICÓ NÊN DÙNG BÀN THỜ THẦN TÀI CŨ KHÔNG? VÌ SAO?TẠI SAO PHẢI THỜ THẦN TÀI? Nói đến Thần Tài có rất nhiều câu chuyện về ông. Trong tín ngưỡng Trung Quốc, Thần Tài là vị thần giữ của, giàu tiền bạc. Một hôm uống rượu say vô tình rơi xuống trần gian và không nhớ bản thân mình là ai. Bị người dân lấy sạch quần áo đi bán và được một người bán gà, vịt tốt bụng mời vào ăn. Từ đó cửa hàng buôn bán phát đạt, khách kéo đến nườm nượp. Nhưng vì vốn chẳng có gì trong tay lại ăn mặc như kẻ ăn mày nên lâu dần bị người bán gà, vịt ngày ấy đuổi đi. Quán đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn và lạ thay khách hàng kéo đến rất đông, từ đó người dân biết được lão ăn mày này là người may mắn, mang vận khí tốt nên đối xử tử tế, được người dân mua quần áo cho mặc nhưng lại đến đúng nơi đã mua quần áo của ông lúc ông vừa rơi xuống trần giang, sau khi mặc quần áo vào, Thần Tài nhớ lại hết mọi chuyện và bay về trời. Đó là ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, sau này được lấy làm ngày “ vía Thần Tài, và sự tích “ Thần Tài gõ cửa” cũng bắt nguồn từ câu chuyện này. Hoặc cũng có chuyện kể rằng từ xa xưa người Trung Quốc vào Việt Nam làm ăn đều mang theo bàn thờ Thần Tài, lâu dần nó trở thành một phần trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Tuân thủ theo sơ đồ bàn thờ Thần Tài để nhận tài lộc Trong tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Việt Nam, việc thờ bàn thờ Thần Tài từ lâu đã trở thành thông lệ đối với những gia đình, công ty làm ăn kinh doanh, buôn bán. Đối với nhiều người, việc thờ Thần Tài tượng trưng cho tài lộc, phú quý, rước lộc vào nhà, những ai làm ăn kinh doanh, buôn bán khi có thờ Thần Tài sẽ mang lại nhiều phúc lộc, mang lại nhiều khách hàng, từ đó việc làm ăn kinh doanh suông sẻ và thuận lợi. Như vậy, hình ảnh Thần Tài được xem là hình ảnh phú quý, giàu sang, mang lại ấm no, hạnh phúc, tiền tài cho gia chủ và những người làm ăn buôn bán rất tin vào những tín ngưỡng dân gian này. Lâu dần nó trở thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống. CÁCH THỜ THẦN TÀI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Khác với văn hóa Trung Quốc, người Việt Nam thường thờ Thần Tài và Thần Thổ Địa chung với nhau trên một bàn thờ. Vậy tại sao lại thờ cả hai ông? Theo quan niệm ông cha ta truyền lại, Thần Thổ Địa (Ông Địa) là vị thần hộ mệnh của xóm làng , chịu trách nhiệm cai quản vùng trời, vùng đất, phù hộ cho người dân và gia súc mạnh khỏe , mùa màng bội thu, ấm no, phú quý. Còn Thần Tài là vị thần trông coi tiền bạc, của cải của gia đình là đặc trưng của những người dân làm nghề buôn bán. Chính vì lẽ đó, dù buôn bán bất cứ sản phẩm gì, người Việt Nam thường thờ Thần Tài và Thần Thổ Địa chung với nhau ngụ ý mua may bán đắt, mùa màng bội thu, tiền vô như nước. Các bố trí sơ đồ bàn thờ Thần Tài là điều mọi gia đình nên biết SƠ ĐỒ BÀN THỜ THẦN TÀI – BÀN THỜ THẦN TÀI GỒM NHỮNG GÌ? Bàn thờ Thần Tài tuy có kích thước khá nhỏ và không chiếm nhiều diện tích nhưng khi tiến hành thờ cúng, gia chủ phải hết sức lưu ý chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để mong cầu những điều may mắn. Vậy các vật dụng đặt trên sơ đồ bàn thờ Thần Tài gồm những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé: STT Vật trên bàn thờ Ý nghĩa 1 Tượng Ông Địa, Ông Thần Tài Đây là hai vật phẩm bắt buộc cần phải có trên sơ đồ bàn thờ Thần Tài. Ngoài ra như đã nói ở trên, tín ngưỡng thờ Thần Tài bắt nguồn từ Trung Quốc nên kéo theo đó sẽ có nhiều giai thoại, một trong các giai thoại về thần tài Triệu Công Minh. Là một người nghèo chuyên đi hành thiện giúp đời, về sau được phú quý thì bị kẻ giang hãm hại nên hóa thành Thần Tài cũng là một giai thoại khác về Thần Tài, do đó ngoài tượng Thần Tài và Thổ Địa ra, người dân có thể thờ thêm tượng Triệu Công Minh nhằm ngụ ý mang lại tài lộc cho gia đình. 2 Bài vị Được đặt phía trong cùng của sơ đồ bàn thờ Thần Tài, thường được ghi bằng chữ nho “ Chiêu Tài – Tiến Bảo” Hoặc “ Ngũ Phương Ngũ Thổ long thần – Tiền hậu địa chủ khả thần” đây được xem là những công việc của Thần Tài và Thổ Địa nhằm giúp gia chủ chiêu tài, mua may bán đắt. 3 Bát hương bằng Đồng Là một vật không thể thiếu trong việc thờ cúng. Không chỉ riêng việc thờ Thần Tài, Thổ Địa mà bát hương đồng luôn là một thứ không thể thiếu đối với việc thờ cúng các vị Thần Phật. Dù có thờ Thần Phật hay thờ Thần Tài thì một lưu ý cho gia chủ tại nơi đặt bát hương là vị trí dễ bẩn nhất do tro tàn của nhang đốt nên việc giữ bát hương sạch sẽ là điều vô cùng quan trọng. 4 Ba hủ gạo – muối – nước Ba vật phẩm này khi đặt lên sơ đồ bàn thờ Thần Tài ngụ ý tượng trưng cho sự no đủ, yên ấm 5 Khay chén thờ Khay chén thờ thường có 5 chén, tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là những nhân tố hình thành trời đất theo quan điểm của đạo gia. Đồng thời cũng mang lại sự cân bằng âm dương và phúc khí cho gia chủ 6 Đãi hoa quả và hoa tươi Không chỉ thờ Thần Tài – Thổ Địa mà bất cứ việc thờ cúng nào cũng vậy, việc dâng hoa dâng quả được xem là sự bày tỏ lòng thành của chủ gia chủ đến thần linh. 7 Thiềm Thử ( hay còn gọi là tượng cóc ngậm tiền đồng) Con cóc ngậm tiền đồng được xem là điềm lành trong tín ngưỡng, sau khi bị tiên ông Lưu Hải thu phục, Thiềm Thử tích cực giúp người dân bằng cách nhả ra tiền. Người xưa tin rằng đêm trăng rằm Thiềm Thử xuất hiện ở nhà nào nhà đó sẽ có tài lộc. Một trong những ý nghĩa mà Thiềm Thử mang lại gồm: hóa hung thành cát, chiêu tài lộc, ngăn chặn thất thoát tiền bạc. Ban ngày gia chủ nên quay mặt Thiềm Thử ra cửa để đón tài lộc, ban đêm quay mặt Thiềm Thử vào trong ngụ ý giữ lộc. 8 Tụ Bảo bồn Bát tụ bảo bồn hỗ trợ Minh Đường Tụ Thủy từ đó giúp gia chủ giữ tiền bạc không bị trôi đi. Nên sử dụng bát bằng đồng, đẹp, nông, đổ đầy nước và rải hoa trên mặt nước. 9 Tượng Phật Di Lặc Đặt tượng Phật trên sơ đồ bàn thờ Thần Tài ngụ ý chiêu tài, mưu cầu hạnh phúc ấm no, đồng thời Phật Di Lặc là người quản lý, ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái. Cách bố trí sơ đồ bàn thờ Thần Tài phổ biến nhất Ngoài ra, chúng ta còn có thể chuẩn bị thêm một số vật phẩm cho sơ đồ bàn thờ Thần Tài đẹp thêm bằng các vật phẩm phong thủy khác ngụ ý tốt lành như: Nậm rượu Bình hoa Ống Hương Đĩa đồng Tỳ Hưu Long Quy Ông quản Gia Hổ Phù hóa sát Tam Cát Hoa Mai SƠ ĐỒ BÀN THỜ THẦN TÀI CHUẨN CHỈNH NHẤT Như đã nói ở trên, cách bố trí ông địa, ông Thần Tài có ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc và vận khí trong nhà. Để có thể đón được nhiều may mắn, tài lộc nhất thì gia chủ cần lưu ý những gì? Bố trí bàn thờ Thần Tài ra sao? Cách bố trí bàn thờ như thế nào mới đúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem liệu một sơ đồ bàn thờ Thần Tài đúng sẽ như thế nào nhé! Đặt phía trong sơ đồ bàn thờ Thần Tài Phía bên trong cùng của sơ đồ bàn thờ Thần Tài sẽ được bố trí một tấm bài vị thường có dòng chữ “ chiêu tài – tiến bảo” đó là công việc của Thần Tài và Thổ Địa. Bàn thờ phải được đặt chắc chắn vào trong tường và giữ cố định, không được xê dịch hoặc đặt nghiêng, đặt méo, không được đục lỗ vì đây là một hành động kiêng kỵ trong thờ cúng,nhất là thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa vì có nhiều quan điểm cho rằng việc đục lỗ như vậy sẽ khiến vận khí tốt thoát ra từ bên trong, không giữ được vận khí tốt, không giữ được tiền bạc, của cải cho gia chủ. Tượng ông Thần Tài và Thổ Địa được đặt ở hai bên so với bài vị. Trong đó vị trí ngồi của tượng ông Thần Tài, Thổ Địa như sau: Tượng Thần Tài sẽ đặt bên trái và tượng Thổ Địa sẽ đặt bên phải theo hướng từ ngoài nhìn vào trong. Ba hủ gạo, muối, nước được đặt ngay ngắn ở giữa tượng Thần Tài và Thổ Địa trong sơ đồ bàn thờ Thần Tài. Đặt ở giữa sơ đồ bàn thờ Thần Tài Bát hương đồng luôn phải đặt ở giữa sơ đồ bàn thờ Thần Tài Ông Địa. Gia chủ thắp hương khấn vào buổi sáng hàng ngày để cầu mong tài lộc cho một ngày làm ăn phát đạt hoặc ít nhất nên thắp hương vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng. Đối với Bát hương đồng gia chủ phải lưu ý bát hương phải được đặt cố định, không xê dịch, có thể dùng băng dính cố định phần đáy của bát hương để tránh tình trạng bị lật đổ. Về phần Bát hương đồng khi thắp nhang sẽ luôn để lại tàn nhang rơi vụn, gia chủ cần giữ sạch sẽ bát hương đồng. Việc giữ sạch sẽ không phải là việc bỏ đi những tàn nhang cháy xong mà là lau chùi dọn dẹp sạch sẽ khu vực xung quanh bát hương tránh tàn nhang rơi vãi ra bàn thờ Thần Tài Ông Địa và dùng một chiếc khăn sạch lau chùi trên miệng bát hương đồng. Còn phần tàn nhang theo quan điểm của nhiều người, tàng nhang cháy còn nguyên hình trên bát hương càng nhiều càng tốt, ngụ ý Thần Tài – Thổ Địa đã nhận hương quả của gia chủ dâng lên. Mâm ngũ quả: Được đặt bên trái sơ đồ bàn thờ Thần Tài, thường là một dĩa trái cây nhỏ và nên dâng lên trái cây đủ màu sắc, tránh những quả có gai nhọn vì quan điểm người xưa cho rằng, gai nhọn sẽ mang theo sát khí, ảnh hưởng không tốt đến vận khí trong nhà. Một lưu ý nhỏ là tuyệt đối không được đặt mâm ngũ quả quá cao vượt quá nguyệt bát hương. Năm chén nước trên bàn thờ: Năm chén nước trên sơ đồ bàn thờ Thần Tài được xếp theo hình chữ thập hoặc hình chữ nhất và được đặt ngay trước bát hương. Ý nghĩa của năm chén nước này ngụ ý tượng trưng cho ngũ hành kim – thủy – mộc- hỏa – thổ. Giúp mang lại vận may cho người thờ cúng. Sơ đồ bàn thờ Thần Tài đúng nhất Đặt ở ngoài sơ đồ bàn thờ Thần Tài Thiềm Thử (Tượng cóc ba chân ngậm tiền): Như đã giải thích ở trên thì Thiềm Thử có tác dụng chiêu tài cho gia chủ. Thiềm thử được đặt bên trái trong sơ đồ bàn thờ Thần Tài, vị trí đặt chéo hoặc chếch đi và quay mặt ra ngoài. Tránh đặt tượng Thiềm Thử đối diện với cửa ra vào. Vào buổi sáng nên quay mặt Thiềm Thử ra ngoài để thu hút tài lộc, buổi tối nên quay Thiềm Thử vào bên trong ngụ ý giữ tiền cho chủ nhà. Bát tụ lộc (Tụ bảo bồn): Tụ bảo bồn trong sơ đồ bàn thờ Thần Tài được đặt bên ngoài cùng trên mặt đất. Đổ đầy nước và rải hoa vào ngụ ý tiền nhiều như nước, tụ tiền tụ bạc cho người thờ phụng. Tượng Phật Di Lặc: Được đặt ở vị trí cao nhất trong sơ đồ bàn thờ Thần Tài. Tượng Phật Di Lặc thường được đặt trên cao, vừa có ngụ ý chiêu tài chiêu phúc, cầu ấm no. Vừa là vị Phật quản lý các thần linh tránh họ làm bậy. Ngoài ra chúng ta có thể thờ cúng thêm nhiều vật phẩm có ngụ ý chiêu tài như: Tỳ Hưu, Long Quy, Tam Cát Hoa Mai, Ông Quản Gia,… theo sơ đồ bàn thờ Thần Tài mà chúng tôi đã minh họa. 5 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI LẬP BÀN THỜ THẦN TÀI Dưới đây là các lưu ý quan trọng khi lập sơ đồ bàn thờ thần tài ai cũng nên biết: Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa tuy được đặt dưới đất nhưng thực tế hai vị thần thần rất ưa sạch sẽ. Chính vì vậy ta nên giữ vệ sinh sạch sẽ trong quá trình thờ cúng, dọn dẹp tàn hương rơi vụn vãi trên sàn nhà, thường xuyên lau chùi Thần Tài và Thổ Địa bằng nước sạch. Trời mưa to nên bê tượng hai thần và Thiềm Thử ra ngoài tắm mưa khoảng 15 phút sau đó lau sạch bằng khăn và thắp nhang cầu phước. Khi mới lập bàn thờ Thần Tài Thổ Địa vào 100 ngày đầu ta nên thắp nhang thường xuyên để bàn thờ được tụ phúc khí. Lưu ý bật đèn thờ trong suốt thời gian này, buổi sáng thay nước trên bàn thờ, thắp nhang đều đặn. Nên thắp 3 nén nhang theo hàng ngang nếu có điều muốn cầu xin trong thời gian này. Vào ngày 23 tháng chạp hàng năm, Gia chủ nên rút bớt chân nhang để bàn thờ Thần Tài Thổ Địa được thông thoáng và đem hỏa cùng với giấy tiền vàng bạc cúng. Không để trái cây có gia nhọn và trái cây héo úa trên sơ đồ bàn thờ Thần Tài Thổ Địa vì điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tài lộc của chủ nhà. Có thể cúng cả đồ chay hoặc đồ mặn cho bàn thờ Thần Tài Thổ Địa, đặc biệt là đồ ngọt, thịt quay, chuối,.. và giấy tiền cúng nên mua loại cúng riêng cho Thần Tài Thổ Địa là loại tiền giấy có hình tiền quý nhân, có đục những lỗ hình Thần Tài trên bề mặt. Xem ngay: 22 Điều cấm kỵ khi làm nhà vệ sinh gia chủ nhất định phải biết Bố trí bàn ăn hợp phong thủy – Kinh nghiệm từ chuyên gia CÓ NÊN DÙNG BÀN THỜ THẦN TÀI CŨ KHÔNG? VÌ SAO? Khi chuyển nhà hay chuyển công ty làm ăn sang một vị trí khác, nhiều người không kịp trang bị cho gia đình, công ty, xí nghiệp của mình một bàn thờ Thần Tài Thổ Địa nên sẽ có suy nghĩ dùng lại bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cũ. Theo quan niệm nhân gian xưa việc thờ lại bàn thờ Thần Tài Thổ Địa cũ được xem là mang lại nhiều may mắn vì “trộm” được phúc khí của chủ cũ. Nhưng khi làm điều này hãy hết sức cẩn thận vì ta không thể biết được vận mệnh của chủ trước có hợp tuổi với mình hay không? Hay trong quá trình thờ cúng thì bàn thờ Thần Tài Thổ Địa có bị nhiễm uế tạp gì hay không. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến tài lộc của người thờ cúng. Nếu đã không hợp tuổi, hoặc có vấn đến với bàn thờ Thần Tài cũ thì dù bạn có cúng kiếng thành tâm đến đâu thì tài lộc của bạn vẫn không thể cải thiện, thậm chí có thể đi xuống vì xung khắc. Trên đây là những chia sẻ của trang Meovatvui.com về sơ đồ bàn thờ Thần Tài cũng như cách đặt để bàn thờ Thần Tài Thổ Địa sao cho đúng cách. Những chia sẻ của chúng tôi sẽ phần nào giúp ích cho các bạn hiểu thêm về sơ đồ bàn thờ Thần Tài cũng như cách bày biện, những lưu ý khi thờ Thần Tài Thổ Địa, Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ mang đến cho bạn nhiều phước trạch, may mắn hơn trong cuộc sống và trong kinh doanh.