Học phí Đại học Ngân Hàng (HBU) – Học phí 1 năm bao nhiêu?

Học phí Đại học Ngân Hàng

Được biết Đại học Ngân Hàng có học phí khá rẻ so với các trường đại học khá, vậy thực chất có đúng không? Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM là trường đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành quản lý, kinh tế, tài chính tín dụng và tiền tệ ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Do trường chưa áp dụng tự chủ tài chính nên mức học phí ở mức khá thấp vậy thì học phí Đại học Ngân Hàng là bao nhiêu cùng Meovatvui tìm hiệu tại đây nhé!

Thông tin chung của Đại học Ngân Hàng TPHCM

  • Tên trường: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (BUH), (tên tiếng Anh: Banking University of Ho Chi Minh City)
  • Địa chỉ:
    • Trụ sở chính: Số 36 đường Tôn Thất Đạm, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở Hàm Nghi: Số 39 đường Hàm Nghi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
    • Cơ sở Hoàng Diệu: Số 56 Hoàng Diệu II, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
  • Website: http://buh.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/DHNH.BUH/
  • Mã tuyển sinh: NHS
  • Email tuyển sinh: dhnhtphcm@buh.edu.vn
  • Số điện thoại tuyển sinh: (028) 38 291901
Thông tin chung của Đại học Ngân Hàng TPHCM

Thông tin chung của Đại học Ngân Hàng TPHCM

Học phí Đại học Ngân Hàng TP HCM mới nhất năm 2023 – 2024 

Mức học phí Đại học Ngân hàng 2023 – 2024 như sau:

Chương trình đào tạo Mức học phí trung bình mỗi học kỳ
Chương trình đào tạo chính quy 7.050.000 triệu đồng
Chương trình đào tạo chính quy CLC 17.922.500 triệu đồng
Chương trình đào tạo quốc tế song bằng và chương trình liên kết đào tạo quốc tế 26.500.000 triệu đồng

Mỗi năm, trường Đại học Ngân hàng TPHCM học phí sẽ tăng theo quy định của Nhà nước, dự kiến tăng không quá 10%. Đối với chương trình đào tạo quốc tế song bằng, mức học phí sẽ không đổi trong suốt toàn khóa học.

Tuy nhiên, trường Đại học Ngân hàng học phí sau khi được phê duyệt tự chủ tài chính sẽ thay đổi theo quy định.

Học phí Đại học Ngân Hàng TP HCM năm 2022 – 2023

Theo quy định, các trường Đại học công lập chưa tự chủ tài chính sẽ áp dụng học phí Đại học Ngân hàng TPHCM (HUB) năm 2022 – 2023 như sau:

Chương trình đào tạo Mức học phí trung bình mỗi học kỳ
Chương trình đào tạo chính quy 6.250.000 triệu đồng
Chương trình đào tạo chính quy CLC 18.425.000 triệu đồng
Chương trình đào tạo quốc tế song bằng và chương trình liên kết đào tạo quốc tế 26.500.000 triệu đồng

Học phí Đại học Ngân Hàng TP HCM năm 2021 – 2022

Học phí Ngân hàng TPHCM (HUB) năm 2021 – 2022 sẽ áp dụng trong khung từ 4,9 triệu đồng đến 25 triệu đồng mỗi học kỳ, chi tiết như sau:

Chương trình đào tạo Mức học phí trung bình mỗi học kỳ
Chương trình đào tạo chính quy 4.900.000 triệu đồng
Chương trình đào tạo chính quy CLC 16.750.000 triệu đồng
Chương trình đào tạo quốc tế song bằng và chương trình liên kết đào tạo quốc tế 25.000.000 triệu đồng

Chính sách hỗ trợ học phí tại trường Đại học Ngân Hàng TP HCM

Các chính sách hỗ trợ học phí được quy định trong điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP từ ngày 15/10/2021 của Thủ tướng chính phủ. Trong khi đó, học bổng cũng là một cách hỗ trợ học phí Đại học Ngân hàng cho các sinh viên có thành tích học tập tốt và có hoàn cảnh khó khăn. Học bổng thường do nhà trường và các doanh nghiệp, ngân hàng tổ chức nhằm khuyến khích học tập và giảm bớt gánh nặng cho sinh viên.

Chính sách miễn giảm học phí

Đối tượng được miễn, giảm học phí Đại học Ngân hàng được Nhà trường quy định và có các chính sách hỗ trợ phù hợp bao gồm:

Đối tượng được miễn đóng học phí:

  • Người có công với cách mạng đang theo học tại hệ thống giáo dục quốc dân;
  • Sinh viên bị khuyết tật;
  • Người đang theo học được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP;
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha và mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Sinh viên hệ cử tuyển theo quy định của Chính phủ;
  • Sinh viên là đối tượng của các chương trình, đề án miễn giảm học phí theo quy định của Chính phủ;
  • Sinh viên là người thuộc dân tộc thiểu số rất ít người.

Đối tượng được giảm 70% học phí Đại học Ngân hàng:

Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn tại nông thôn, khu vực III thuộc miền núi và vùng dân tộc, bãi ngang ven biển hải đảo.

Đối tượng được giảm 50% học phí: 

Sinh viên là con của cán bộ, viên chức, công chức, công nhân có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động/mắc bệnh nghề nghiệp và được nhà nước trợ cấp thường xuyên.

Chính sách học bổng

Bạn có thể giảm bớt gánh nặng học phí Đại học Ngân hàng bằng các loại học bổng như:

Học bổng trong ngân sách:

  • Học bổng đặc biệt của Thống đốc: 5 suất, 15 triệu đồng/suất
  • Học bổng của ngành Ngân hàng: 69 suất, 6 triệu đồng/suất
  • Học bổng Thủ khoa tốt nghiệp: 2 triệu đồng/suất
  • Học bổng Thủ khoa tuyển sinh đại học chính quy (A00, A01 và D01): 3 suất, 2 triệu đồng/suất
  • Học bổng Khuyến khích học tập: 400 suất, tổng cộng 3 tỷ đồng

Học bổng ngoài ngân sách: 

  • Học bổng HUB:
    • Vượt khó học giỏi: 150 suất, 2 – 3 triệu đồng/suất
    • Học bổng tài năng: 5 suất, 5 triệu đồng/suất
    • Học bổng tương hỗ: 10 suất, 5 triệu đồng/suất
  • Học bổng từ các NHTM và Doanh nghiệp: 400 triệu đồng
  • Học bổng là các khóa học từ Doanh nghiệp – Ngân hàng: 700 triệu đồng

Hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp cho sinh viên

Sinh viên có thể giảm bớt gánh nặng học phí Đại học Ngân hàng cũng như các trường Đại học khác qua các ngân hàng cho vay vốn lãi suất thấp dành cho sinh viên. Top 10 các ngân hàng cho sinh viên vay vốn bao gồm:

  • Ngân hàng Chính sách xã hội trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Agribank với mức vay tối đa 4 triệu đồng/tháng, lãi suất 0,5%/tháng.
  • Ngân hàng Vietcombank: tối đa 2,5 triệu đồng/tháng, lãi suất từ 0,5%/tháng.
  • Ngân hàng TPBank: tối đa 10 triệu đồng, linh hoạt thời hạn vay với lãi suất 7,1 – 8,6%/năm.
  • Ngân hàng BIDV: hạn mức dựa vào học phí Đại học Ngân hàng, lãi suất 0,6%/tháng.
  • Ngân hàng Sacombank: hạn mức 8 triệu đồng/năm học, lãi suất 0,5%/tháng.
  • Ngân hàng Agribank: hạn mức vay 1,25 triệu đồng/tháng, lãi suất 0,65%/tháng.
  • Ngân hàng Vietinbank: hạn mức vay 1,5 triệu đồng, kỳ hạn thanh toán 6 tháng hoặc 1 năm.
  • Ngân hàng VPBank: kỳ hạn linh hoạt, lãi suất 11%/năm.
Đại học Ngân Hàng TPHCM

Đại học Ngân Hàng TPHCM

Phương thức nộp học phí Đại học Ngân hàng

Cách nộp lệ phí sẽ tùy thuộc vào phương thức mà bạn xét tuyển:

Cách 1: Nộp lệ phí đối với phương thức xét tuyển tổng hợp và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực:

  • Nộp tại phòng Tài chính Kế toán của trường, số 36 Tôn Thất Đạm, quận 1.
  • Chuyển khoản ngân hàng hoặc qua bưu điện nơi nộp hồ sơ:
    • Tên tài khoản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
    • Số tài khoản: 11110000004541
    • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn
    • Nội dung chuyển khoản: cú pháp “HỌ VÀ TÊN – NGÀY SINH – CCCD – SỐ ĐIỆN THOẠI – SỐ NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN”.
    • Ví dụ: NGUYỄN VĂN A – 10.10.2005 – 0986123456 – 2 NV.

Cách 2: Nộp lệ phí đối với phương thức xét tuyển học bạ/phỏng vấn:

Hiện tại, trường Đại học Ngân hàng có hai hình thức nộp lệ phí bao gồm:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Tuyển sinh Quốc tế của trường tại số 39 Hàm Nghi, quận 1
  • Nộp thông qua chuyển khoản:
    • Tên tài khoản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
    • Số tài khoản: 133691709
    • Ngân hàng TMCP Á Châu – Phòng giao dịch Bình Chánh
    • Nội dung chuyển khoản: cú pháp “HỌ VÀ TÊN – CMND/CCCD – SỐ ĐIỆN THOẠI – IBP21”.
    • Ví dụ: NGUYỄN VĂN An– 272123456 – 0903123456 – IBP21

Kết luận

Học phí Đại học Ngân hàng vẫn được Nhà nước trợ cấp nên thấp hơn so với nhiều trường Đại học khác. Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích!

Xem thêm: Học phí 8 Trường Đại học Quốc Gia TPHCM mới nhất!

5/5 - (1 bình chọn)

Qui Di

Content Creator
Xin chào các bạn, mình là Qui Di. Hiện tại đang là blogger tự do tại Meovatvui.com. Trang web cung cấp những kiến thức, thông tin giáo dục hữu ích .