Điển tử viễn thông trong những năm gần đây đang được quan tâm rất nhiều? Vậy lương của ngành điện tử viễn thông bao nhiêu? Công việc cụ thể là gì? Đây là những thắc mắc mà nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu khi ứng tuyển ngành này. Để trả lời câu hỏi này thì cùng Meovatvui trả lời nhé! ContentsNgành điện tử viễn thông là gì? Công việc của kỹ sư điện tử viễn thôngNghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mớiLĩnh vực mạng, viễn thôngLĩnh vực định vị dẫn đườngLĩnh vực điện tử y sinhLĩnh vực âm thành, hình ảnhVị trí công việc của Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thôngCơ hội làm việc cho sinh viên mới ra trườngLĩnh vực viễn thôngLĩnh vực phần mềmLĩnh vực điện tửLĩnh vực y thiết bị y tếLĩnh vực hàng không vũ trụLĩnh vực phát thanh truyền hình – đa phương tiệnMức lương của ngành kỹ sư điện tử viễn thôngMức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông theo kinh nghiệmMức lương của ngành kỹ thuật điện tử viện thông theo từng vị tríKỹ sư thiết kế mạch điện tửKỹ sư phần mềmKỹ sư truyền thông mạng máy tínhKỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuậtKỹ sư phát triển sản phẩm điện tử viễn thôngQuản lý dự án điện tử viễn thôngKết luậnNgành điện tử viễn thông là gì? Ngành điện tử viễn thông là gì? Ngành điện tử viễn thông (hay còn được gọi với cái tên điện tử truyền thông), là một ngành khoa học kỹ thuật sử dụng công nghệ điện tử để tạo nên các thiết bị xử lý thông tin (thông tin đi và thông tin đến) mà cá nhân hoặc tổ chức đều muốn có. Các thiết bị này có thể là các công nghệ hoặc kỹ thuật tiên tiến chẳng hạn như các thiết bị vệ tinh, điện tử y sinh hay cũng có thể là các thiết bị điện tử mà con người vẫn đang sử dụng hàng ngày như điện thoại, tivi, máy tính cá nhân,… Ngành điện tử viễn thông là một đóng góp quan trọng trong việc xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người với người đơn giản hơn và có thể dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu cũng như ở bất cứ thời điểm nào. Công việc của kỹ sư điện tử viễn thông Công việc của kỹ sư điện tử viễn thông Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới Đây là lĩnh vực mà mỗi người học đều được đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên ngành Điện tử Viễn thông nói riêng và những ứng dụng của xã hội nói chung, phát triển những công nghệ mới hay ứng dụng mới hữu ích và đơn giản, tiện dụng hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực giúp thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, qua đó đem lại sự sáng tạo mới và phương thức liên lạc mới cho toàn xã hội. Lĩnh vực mạng, viễn thông Ngoài việc làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn như là cáp quang, vệ tinh, vi ba (hệ thống truyền tin không dây) v.v. người học còn phải nắm rõ hoạt động của một số thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, v.v. Lĩnh vực định vị dẫn đường Đối với ngành Hàng không và Hàng hải đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng. Để mỗi chuyến bay được cất cánh, hạ cánh an toàn và bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn là của các thành viên trạm kiểm soát không lưu đặt tại khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng ngàn chuyến bay và tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc quan trọng nhất của những kỹ sư Điện tử Viễn thông đang làm việc ở lĩnh vực định vị dẫn đường. Lĩnh vực điện tử y sinh Các thiết bị điện tử, máy móc hiện đại trong lĩnh vực sinh học và y tế đều cần đến sự hiện diện của những kỹ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành, tu sửa máy móc. Lĩnh vực âm thành, hình ảnh Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh và hình ảnh cũng có phần đóng góp quan trọng cho ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm, thiết bị nghe nhìn, v.v. Vị trí công việc của Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Vị trí công việc của Cử nhân ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông Kỹ sư thiết kế mạch điện tử: Thiết kế, phát triển và kiểm tra các mạch điện tử cho các thiết bị điện tử và viễn thông. Kỹ sư mạng viễn thông: Thiết kế, triển khai và bảo trì các hệ thống mạng viễn thông như mạng di động, mạng internet, mạng máy tính và các ứng dụng liên quan. Kỹ sư phần cứng: Thiết kế, phát triển và kiểm tra các thiết bị phần cứng như vi xử lý, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi khác. Kỹ sư phần mềm: Thiết kế, phát triển và kiểm thử các phần mềm ứng dụng cho các thiết bị điện tử và viễn thông. Kỹ sư hệ thống: Thiết kế, triển khai và quản lý các hệ thống điện tử và viễn thông như hệ thống tự động hóa, hệ thống giám sát và điều khiển. Kỹ sư sản xuất: Thiết kế, phát triển và quản lý quá trình sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông. Kỹ sư kiểm tra: Thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của các thiết bị điện tử và viễn thông. Cơ hội làm việc cho sinh viên mới ra trường Cơ hội làm việc cho sinh viên mới ra trường Cơ hội làm việc cho sinh viên mới ra trường khi học ngành điện tử viễn thông tại các công ty, tập đoàn như sau: Lĩnh vực viễn thông Công ty: Viettel, Vinaphone, Mobifone, FPT telecom, VNPT, Samsung, Huawei, Oppo… Vị trí công việc: Quản lý mạng, thiết kế và tối ưu mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông Lĩnh vực phần mềm Công ty: FPT software, Viettel software, trung tâm nghiên cứu phát triển Samsung, Toshiba, Vinagames… Vị trí công việc: test phần mềm; thiết kế và viết chương trình cho máy tính, điện thoại di động, ô tô, đầu thu truyền hình kỹ thuật số, robot… Lĩnh vực điện tử Công ty: VNPT technology, Viettel R&D, trung tâm nghiên cứu phát triển Mobifone, Dolphin Vietnam, Intel, Samsung electronics, LG, Panasonic, Dasan, Humax… Ví trí công việc: thiết kế các thiết bị điện tử và vi mạch, test vi mạch Lĩnh vực y thiết bị y tế Các công ty: Siemens , Omron và rất nhiều bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước. Vị trí công việc: Thiết kế hệ thống thông tin y tế, vận hành thiết bị y tế. Lĩnh vực hàng không vũ trụ Công ty: Các hãng hàng không Vietnamairlines, VietJet Air, Jestar Pacific, Bamboo Airways…; các trung tâm quản lý bay; các trường đại học và các viện nghiên cứu về hàng không – vũ trụ… Vị trí công việc: vận hành và quản lý hệ thống dẫn đường và kiểm soát không lưu, sửa chữa và bảo trì – bảo dưỡng các thiệt bị điện tử trên máy bay khi cần thiết… Lĩnh vực phát thanh truyền hình – đa phương tiện Sinh viên ngành điện tử viễn thông có thể chọn làm việc tại các đài truyền hình quốc gia, các đài truyền hình và đài phát thanh ở các tỉnh, thành phố lớn. Mức lương của ngành kỹ sư điện tử viễn thông Mức lương của ngành kỹ sư điện tử viễn thông Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông theo kinh nghiệm Newbie – nhân viên chưa có kinh nghiệm: 7 – 9 triệu đồng/tháng. Kỹ sư chưa có kinh nghiệm nhưng có ngoại ngữ tốt: 12 – 15 triệu đồng/tháng. Kỹ sư đã có kinh nghiệm chuyên môn: Khoảng 2.000 USD/tháng (tương đương khoảng 45 – 46 triệu đồng/tháng). Mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viện thông theo từng vị trí Kỹ sư thiết kế mạch điện tử Thiết kế và phát triển các mạch điện tử cho các sản phẩm điện tử, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và các thiết bị viễn thông khác. Kỹ sư thiết kế mạch điện tử thường làm việc với các chuyên gia phần cứng và phần mềm khác để đảm bảo tính tương thích và hiệu suất của sản phẩm. Mức lương trung bình tham khảo: Từ 10 – 30 triệu đồng/tháng. Kỹ sư phần mềm Kỹ sư phần mềm là một người chuyên nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì các phần mềm và hệ thống thông tin. Công việc của kỹ sư phần mềm bao gồm việc phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử và triển khai các phần mềm và hệ thống thông tin. Kỹ sư phần mềm có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm công nghệ thông tin, y tế, tài chính, sản xuất và giáo dục. Đây là một trong những vị trí có mức lương của ngành kỹ thuật viễn thông hấp dẫn. Mức lương trung bình tham khảo: Từ 12 – 35 triệu đồng/tháng. Kỹ sư truyền thông mạng máy tính Kỹ sư truyền thông mạng máy tính là một chuyên gia về các hệ thống mạng và giao thức liên lạc trên internet. Công việc của kỹ sư truyền thông mạng máy tính bao gồm thiết kế, triển khai, bảo trì và nâng cấp hệ thống mạng và các ứng dụng liên quan đến mạng. Kỹ sư truyền thông mạng máy tính cần có kiến thức về các hệ thống mạng như LAN, WAN, VPN, cũng như các giao thức mạng như TCP/IP, DNS, DHCP, và các ứng dụng như email, web, và video. Mức lương trung bình tham khảo: Từ 12 – 35 triệu đồng/tháng. Kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật Kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật là người cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng về các thiết bị và hệ thống điện tử. Công việc của họ bao gồm giúp khách hàng giải quyết các vấn đề kỹ thuật qua điện thoại, email hoặc trực tiếp, tư vấn khách hàng về cách sử dụng sản phẩm, đưa ra các giải pháp kỹ thuật để khắc phục sự cố, kiểm tra. Họ cũng cần phải thực hiện xác nhận các yêu cầu bảo hành của khách hàng, tạo ra các tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Ngoài việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công việc của Kỹ thuật viên hỗ trợ kỹ thuật còn là đảm bảo sự hài lòng của khách hàng bằng cách cung cấp các thông tin và hướng dẫn chi tiết nhất về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Mức lương trung bình tham khảo: Từ 6 – 20 triệu đồng/tháng. Kỹ sư phát triển sản phẩm điện tử viễn thông Kỹ sư phát triển sản phẩm viễn thông là người có chuyên môn về và đảm nhận vai trò phát triển các sản phẩm viễn thông. Mục tiêu trong công việc của họ là cải thiện hoặc tối ưu hóa các công nghệ viễn thông. Các sản phẩm viễn thông bao gồm các thiết bị, ứng dụng và hệ thống mà chúng ta sử dụng hàng ngày như điện thoại, máy tính, internet, truyền hình, radio, GPS,… Công việc của kỹ sư phát triển sản phẩm viễn thông bao gồm nghiên cứu, thiết kế, phát triển và thử nghiệm các sản phẩm viễn thông. Họ cũng phải đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, an toàn và hiệu suất. Kỹ sư phát triển sản phẩm viễn thông có thể làm việc cho các công ty viễn thông, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc các công ty phần mềm. Mức lương trung bình tham khảo: Từ 12 – 40 triệu đồng/tháng. Quản lý dự án điện tử viễn thông Quản lý và giám sát quá trình phát triển các sản phẩm mới hoặc dự án trong ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Công việc của quản lý dự án bao gồm lập kế hoạch, quản lý tài nguyên, đảm bảo chất lượng và theo dõi tiến độ. Quản lý dự án là vị trí có mức lương hấp dẫn trong bảng lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Mức lương trung bình tham khảo: Từ 20 – 40 triệu đồng/tháng. Kết luận Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi ngành kỹ thuật điện tử viễn thông lương bao nhiêu? Hy vọng với những thông tin hữu ích ở bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về mức lương ngành kỹ thuật điện tử viễn thông. Đặc biệt, có thể giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn khi chọn ngành này. Xem thêm: Mức lương ngành kinh tế có cao như lời đồn? Học gì, làm gì?