Marketing những năm gần đây trở thành ngành nghề hot được rất nhiều sinh viên lựa chọn. Mức lương vô cùng hấp dẫn, vậy mức lương ngành marketing như thế nào, liệu có tương xứng với độ hot của ngành này không? Cùng Meovatvui phân tích chia tiết nhé! ContentsNgành Marketing là ngành gì?Cơ hội việc làm ngành marketingMức lương trung bình của ngành marketingMarketing lương bao nhiêu theo kinh nghiệm?Lương marketing theo trình độ học vấnMarketing lương bao nhiêu theo cấp bậc?Chi tiết mức lương các vị trí marketing Giám đốc MarketingGiám đốc thương hiệu (Brand Manager)Digital marketingNhân viên SEOContent marketingQuản lý Marketing thương mạiQuản lý hoạt động bán lẻQuản lý danh mục sản phẩmKết luậnNgành Marketing là ngành gì? Ngành Marketing là ngành gì? Thật khó để đưa ra định nghĩa chính xác về marketing. Tuy nhiên, phổ biến và được dùng nhiều nhất chính là định nghĩa của cha đẻ ngành marketing – Philip Kotler. Theo đó, ông định nghĩa marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu đề đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp. Hiện nay, marketing được chia thành 2 hình thức là marketing truyền thống và marketing hiện đại. Cụ thể, marketing truyền thống gồm các hình thức quảng cáo bằng tờ rơi, tổ chức sự kiện, tiếp thị qua điện thoại, email,… Trong khi đó, marketing hiện đại gồm các hoạt động như xây dựng web nội bộ, video marketing, digital marketing, SEO,… Cơ hội việc làm ngành marketing Cơ hội việc làm ngành marketing Một số vị trí cơ bản phù hợp với sinh viên vừa ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành marketing gồm: TTS/Nhân viên marketing Nhân viên nghiên cứu thị trường TTS/Nhân viên truyền thông TTS/Nhân viên SEO Mức lương trung bình của ngành marketing Mức lương trung bình của ngành marketing Marketing lương bao nhiêu theo kinh nghiệm? Với sinh viên mới ra trường, mức lương làm part-time khoảng 1.5-2 triệu đồng/tháng và fulltime khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Với người có 1-2 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình từ 7-11 triệu đồng/tháng. Người có kinh nghiệm từ 3-5 năm, lương dao động từ 15-30 triệu đồng/tháng. Lương marketing theo trình độ học vấn Nhân viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc có một số chứng chỉ liên quan thì thu nhập trung bình tăng 17% so với nhóm nhân sự không có bằng cấp. Nhân viên tốt nghiệp Đại học thu nhập tăng khoảng 20% so với nhóm trên. Nhân viên có bằng Thạc sĩ lương tăng 29% so với bằng cử nhân. Nhân viên có bằng Tiến sĩ lương tăng 23% so với nhóm có bằng Thạc sĩ. Marketing lương bao nhiêu theo cấp bậc? Vị trí giám đốc martketing: Thu nhập trung bình từ 40-100 triệu đồng/tháng. Vị trí trưởng phòng martketing: Lương trung bình từ 15-30 triệu đồng/tháng. Vị trí trưởng nhóm martketing : Mức lương dao động từ 10-20 triệu đồng/tháng. Vị trí nhân viên marketing: Thu nhập khoảng từ 6-12 triệu đồng/tháng. Chi tiết mức lương các vị trí marketing Chi tiết mức lương các vị trí marketing Giám đốc Marketing Giám đốc marketing (Chief Marketing Officer – CMO) là người quản lý, theo sát và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của bộ phận marketing. Đồng thời, có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch cũng như định hướng phát triển sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp và phân công công việc cho cấp dưới. Hiện nay, mức lương trung bình của vị trí Giám đốc marketing khoảng 50-150 triệu đồng/tháng. Giám đốc thương hiệu (Brand Manager) Giám đốc thương hiệu là người chịu trách nhiệm quản trị và giúp thương hiệu của doanh nghiệp được nhận diện trên thị trường, càng nhiều người biết đến càng tốt. Từ đó, đưa doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Đây là công việc đòi hỏi tính chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm dày dặn và thường xuyên đối diện với thách thức, áp lực cao nên mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Giám đốc thương hiệu có 3-5 năm thì thu nhập khoảng từ 20-25 triệu đồng/tháng. Còn với Brand Manager có trên 5 năm kinh nghiệm, mức thu nhập từ 30 triệu đồng/tháng trở lên, thậm chí lên đến 50 triệu đồng/tháng nếu hoàn thành KPI. Để trở thành Giám đốc thương hiệu, bạn có thể bắt đầu từ cấp bậc nhỏ nhất như thực tập sinh, sau đó vừa làm vừa học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế để có cơ hội thăng tiến. Digital marketing Nhân sự Digital marketing sẽ xem xét, lập chiến lược kinh doanh, tối ưu hóa nội dung cho trang web và các kênh MXH nội bộ. Đồng thời nắm bắt các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số mới, đảm bảo thương hiệu của doanh nghiệp không bị lỗi thời so với các đơn vị khác cùng ngành. Về thu nhập, chuyên viên Digital marketing được đánh giá là công việc có mức thu nhập cao so với thị trường. Hiện nay, mức lương trung bình dao động tử 12.2- 34.2 triệu đồng/tháng. Tùy vào cấp bậc, kinh nghiệm, mức lương có thể chênh lệch. Cụ thể: Lương của nhân viên marketing mới ra trường: Lương khởi điểm từ 5-7 triệu/tháng, khi có kinh nghiệm, lương có thể tăng 7-9 triệu/tháng. Nhân viên Digital marketing: Mức thu nhập trung bình khoảng 9-13 triệu đồng/tháng. Trưởng nhóm Digital marketing: Mức lương dao động từ 12-20 triệu đồng/tháng. Nhân viên SEO SEO là một trong những kỹ thuật quan trọng đối với marketing, giúp truyền tải thông tin, bài viết đến với nhiều người và có vị trí cao trên công cụ tìm kiếm. Vì thế, vai trò của SEO vô cùng quan trọng trong việc nâng cao khả năng hiển thị trang web của doanh nghiệp, không bỏ lỡ hơn 90% người dùng có hành vi sạch. Được đánh giá là một ngành HOT với mức thu nhập ổn định, càng ngày SEO càng thu hút lượng lớn ứng viên ứng tuyển. Theo đó, rank lương cơ bản của nhân viên SEO Marketing dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập sẽ có sự khác nhau tùy vào từng vị trí. Cụ thể: SEO Junior: Thu nhập dao động từ 5-10 triệu đồng/tháng. SEO Senior: Mức lương trung bình từ 8-15 triệu đồng/tháng. SEO Leader: Mức lương cho vị trí dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng hoặc 15- 30 triệu đồng/tháng tùy năng lực và kinh nghiệm. Content marketing Content Marketing không còn là công việc quá xa lạ đối với các bạn trẻ. Nhân viên Content marketing sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung hữu ích với khánh hàng tiềm năng, giải quyết được vấn đề của họ để lấy niềm tin với sản phẩm/dịch vụ, thúc đẩy họ phát sinh hành vi mua hàng. Mức lương của nhân viên Content marketing phụ thuộc vào kinh nghiệm và cấp bậc. Cụ thể: Cấp bậc nhân viên,là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm: Thu nhập trung bình từ 5– 7 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có) Cấp bậc nhân viên, kinh nghiệm từ 6 tháng- 1 năm: Lương dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có). Cấp bậc nhân viên, kinh nghiệm trên 1 năm: Mức lương từ 10-12 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có) Leader Content marketing: Thu nhập trung bình từ 11-13 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có) Trưởng phòng/Giám đốc nội dung: Thu nhập dao động từu 13-20 triệu đồng/tháng + KPI (nếu có) Quản lý Marketing thương mại Quản lý Marketing thương mại là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Trade Marketing Manager là người trực tiếp giám sát các chiến lược Marketing thương mại và thực hiện trên các kênh phù hợp để tăng doanh số bán hàng. Mức lương trung bình mà quản lý Marketing thương mại nhận được dao động từ 40 – 80 triệu VNĐ/tháng. Quản lý hoạt động bán lẻ Tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc mà mức lương của quản lý hoạt động bán lẻ cũng có sự chênh lệch. Cụ thể thì: Đối với quản lý hoạt động bán lẻ có 1-3 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình dao động từ 20 – 40 triệu VNĐ/tháng. Đối với quản lý hoạt động bán lẻ có 3-5 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình dao động từ 30 – 60 triệu VNĐ/tháng. Quản lý danh mục sản phẩm Theo khảo sát, mức lương trung bình của quản lý danh mục sản phẩm là 40 – 70 triệu VNĐ/tháng. Kết luận Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được lương ngành Marketing hiện nay. Hãy trau dồi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng của bản thân để có được một vị trí công việc tốt và mức thu nhập hấp dẫn nhé! Xem thêm: Lương các ngành nghề ở Nhật hiện nay “Khủng” như thế nào?