Ngành ngoại giao là gì? Có phải ngành ngoại giao chỉ làm được trong các cơ quan nhà nước không? Nếu bạn muốn tìm hiểu về ngành ngoại giao cũng như lương ngành ngoại giao là bao nhiêu thì tìm hiểu cùng Meovatvui tại đây nhé! ContentsNgoại giao là gì?Ngành ngoại giao ra trường làm gì?Mức lương của nghề ngoại giao?Công thức tính mức lương trong ngành ngoại giaoThi vào bộ ngoại giao có khó không?Kết luậnNgoại giao là gì? Ngoại giao là gì? Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại… Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước. Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cử xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao. Ngành ngoại giao ra trường làm gì? Ngành ngoại giao ra trường làm gì? Chuyên viên đối ngoại của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, các ngành. Công tác truyền thông đối ngoại trên các vị trí biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… trong ngành truyền thông. Chuyên viên đối ngoại, điều phối dự án, đại diện thương mại trong và ngoài nước hay tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Công việc biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch. Nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế tại các trường đại học, viện đào tạo… Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các đơn vị báo chí, truyền hình. Mức lương của nghề ngoại giao? Thu nhập của nghề ngoại giao được xem là hấp dẫn với nhiều mức khác nhau. Theo Mẹo vặt vui như sau: Mức thu nhập từ 7 -15 triệu đồng/tháng chiếm 63,3% Từ 7 – 10 triệu đồng/tháng là 33,3%, Từ 10 – 15 triệu đồng/tháng là 30%. Ngoài ra, mức thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng là 7,5%. Còn mức trên 20 triệu đồng là 8,9%. Tùy vào từng ngành, trình độ của bạn, quy mô của doanh nghiệp tuyển dụng mà bạn nhận được những mức lương khởi điểm khác nhau. Công thức tính mức lương trong ngành ngoại giao Công thức tính mức lương trong ngành ngoại giao Ngành ngoại giao có mức thu nhập áp dụng công thức: “Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng.” Mức lương cơ sở theo Nhà nước quy định trong năm 2020 – 2021 là 1.490.000 đồng. Sinh viên mới tốt nghiệp đại học vào nghề ngoại giao ở trong nước là chuyên viên bậc 1/9, hệ số lương (HSL) 2,34. Mỗi bậc là 3 năm thì bình thường trải qua 24 năm mới đạt chuyên viên 9, HSL 4,98. Cán bộ ngoại giao Việt Nam chưa có lương ở nước ngoài, chỉ hưởng sinh hoạt phí. Khi cử đi công tác tại các cơ quan đại diện, cán bộ ngoại giao được để lại 40% lương chính ở trong nước và hưởng sinh hoạt phí ở nước ngoài. Hiện nay theo quy định của Bộ Tài chính: Mức sinh hoạt phí cơ bản là 650 USD = 100%. Chỉ số sinh hoạt phí hoàn toàn phụ thuộc hệ số lương. Ngoài sinh hoạt phí, cán bộ ngoại giao có bảo hiểm y tế, được vé đi về do Nhà nước đài thọ một lần. (một lần sang nhận công tác và một lần sau khi kết thúc nhiệm công tác về nước). Thi vào bộ ngoại giao có khó không? Hiện nay, muốn trở thành cán bộ ngoại giao, bạn phải tham gia thi tuyển công chức theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. – Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; – Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; – Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; – Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; – Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển. Thi tuyển để trở thành một nhà ngoại giao chia ra 2 vòng và 3 chuyên ngành: Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế và Kinh tế quốc tế. Ngoại ngữ thường là các ngoại ngữ phổ thông như Anh, Pháp, Trung Quốc,… – Vòng 1: Thi trắc nghiệm Kiến thức chung, Tin học văn phòng, Ngoại ngữ (điều kiện). – Vòng 2 gồm 2 phần: Phần 1 – Thi viết: 1 bài thi viết 180 phút về kiến thức chuyên ngành và 1 bài thi 180 phút ngoại ngữ chuyên ngành đối ngoại Phần 2 – Phỏng vấn: Bốc thăm chuẩn bị phỏng vấn 15 phút, có 2 câu hỏi chính về chuyên ngành, 1 câu bằng tiếng Việt và 1 câu bằng tiếng dự thi. Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, giám khảo hỏi thêm liên quan đến các câu hỏi bốc thăm hoặc những câu hỏi khác về xử lý tình huống trong công việc,… Trung bình mỗi thí sinh trả lời trong vòng 30 phút. Kết quả của cuộc thi tuyển là tổng điểm của 2 phần trong vòng này và lấy tổng điểm từ cao xuống thấp. Khác với thế trước, các bạn trẻ hiện nay có nhiều cơ hội và đa dạng lựa chọn việc làm hơn khi ở trong ngành ngoại giao. Hiện tại, không chỉ có Bộ Ngoại giao làm ngoại giao mà các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp,… cũng làm ngoại giao. Do đó, cơ hội việc làm cũng rộng mở. Ngoài Bộ Ngoại giao, sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao có thể xin việc tại Ban Đối Ngoại Trung ương, Vụ đối ngoại Văn phòng Quốc hội, các cơ quan đối ngoại của các ban, bộ, ngành, các cơ quan ngoại vụ địa phương. Kết luận Qua bài viết trên của Meovatvui, chúng tôi hy vọng các bạn học sinh và sinh viên đã giải đáp được thắc mắc học ngoại giao ra trường làm gì hay mức lương ngành ngoại giao bao nhiêu? Cũng như có được các định hướng tốt hơn cho tương lai. Chúc bạn luôn thành công nhé! Xem thêm: Lương của ngành quản lý tài nguyên môi trường có cao không?