Hiện nay trong khu vực, Việt Nam được coi là miền đất hứa đầy tiềm năng trong quá trình phát triển, trao đổi và giao thương với các nước trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Ngành Kinh doanh quốc tế xuất hiện như một “ngôi sao đang lên” thu hút được hàng triệu sinh viên đăng ký theo học mỗi năm. Từ đó dẫn tới việc luôn có vô vàn thắc mắc về mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế cùng các vấn đề xoay quanh. Tất cả mọi nghi vấn sẽ được Meovatvui giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây. ContentsĐôi nét về ngành học Kinh doanh quốc tếKinh doanh quốc tế là chuyên ngành gì?Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào? Khối thi ra sao?Chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tếMôn học đại cươngChuyên ngành Kinh doanh quốc tế học những môn gì?Top 4 nghề nghiệp hot nhất hiện nay dành cho sinh viên ngành Kinh doanh quốc tếChuyên viên Kinh doanh Quốc tếChuyên viên Phân tích Quản lýChuyên viên Hoạch định tài chính quốc tếGiám đốc Kinh doanh quốc tếMức lương của ngành Kinh doanh quốc tế update 2023Mức lương trung bìnhMức lương dành cho cử nhân mới ra trườngMức lương dành cho đối tượng đã có kinh nghiệmVị trí nào có mức lương cao trong ngành kinh doanh quốc tế?Chuyên viên kinh doanh quốc tếChuyên gia phân tích quản lý3 yếu tố giúp bạn nhận được mức đãi ngộ tốt khi làm trong ngành Kinh doanh quốc tếKhông ngừng cải thiện kỹ năng nghiệp vụ chuyên mônHãy học thật nhiều ngoại ngữ Luôn đưa ra các định hướng và thực hiện từng mục tiêu đã đề raĐôi nét về ngành học Kinh doanh quốc tế Đôi nét về ngành học Kinh doanh quốc tế Ngành Kinh doanh quốc tế là ngành học được sinh viên cả nước quan tâm khi chọn học đại học trong nước hay đi du học. Trước khi tìm hiểu được mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế có đáng mơ ước. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về ngành. Ngành Kinh doanh Quốc tế là chuyên ngành “xu hướng”, chỉ xuất hiện trong chương trình giảng dạy của các trường đại học kinh tế top đầu cả nước. Nhiều bạn cho rằng đãi ngộ cùng mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế là những con số đáng mơ ước. Vậy bản chất ngành học này có gì mà đặc biệt đến thế? Kinh doanh quốc tế là chuyên ngành gì? Kinh doanh quốc tế là chuyên ngành đào tạo thuộc hệ Đại học, chuyên đào tạo về các hoạt động giao thương trong kinh doanh giữa các quốc gia. Mục đích là nhằm thoả mãn các mục tiêu đề ra của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hay thậm chí là cá nhân. Hiểu đơn giản, ngành Kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động giao dịch, trao đổi thương mại giữa các quốc gia như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ,… Đây là những cuộc giao dịch mang tính toàn cầu, cung cấp những kiến thức tổng quan về chiến lược, chiến thuật kinh doanh xuyên quốc gia. Ngành Kinh doanh quốc tế nên học trường nào? Khối thi ra sao? STT Khu vực Miền Bắc Khu vực miền Nam 1 Đại học Kinh Tế Quốc Dân (NEU) Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 Đại học Kinh Tế – Luật (TP.HCM) – UEL Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 2 Đại học Kinh Tế (UEH – ĐHQG) – Hà Nội Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A00, A04, A09, D01 Đại học Kinh Tế (UEH – ĐHQG) – TP.HCM Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 3 Đại Học Ngoại Thương – Hà Nội Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 Đại Học Ngoại Thương – TP.HCM Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế 4 Học viện Tài Chính – Học viện Ngân Hàng Hà Nội Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A00, A01, D01, D07 Đại Học Tài Chính – Marketing (UFM) Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A01, D01, C01, D96 5 Đại Học Thương Mại Hà Nội Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A00, A01, D01 Đại Học Công Nghiệp TP-HCM (IUH) Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế Khối xét tuyển: A01, D01, C01, D96 Chương trình đào tạo của ngành Kinh doanh quốc tế Môn học đại cương Triết học Mác Lê Kinh tế chính trị Mác Lê Chủ nghĩa khoa học – xã hội Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh Tiếng anh chuyên ngành Năng lực số ứng dụng Pháp luật đại cương Toán kinh tế Kinh tế (vi mô, vĩ mô) Luật kinh tế Giao tiếp trong kinh doanh Quốc phòng – an ninh Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế học những môn gì? Hệ thống quản lý thông tin Tài chính – tiền tệ Kinh tế quốc tế Tài chính quốc tế Thống kê kinh doanh Nguyên lí kế toán Marketing Tài chính doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp Quản trị rủi ro ngoại hối trong kinh doanh quốc tế Chính sách thương mại quốc tế Môi trường kinh doanh quốc tế Chiến lược kinh doanh quốc tế Đầu tư quốc tế Thuế Kinh tế lượng Ngân hàng thương mại Thương mại điện tử Giao dịch thương mại quốc tế Chúng từ và thực hành xuất-nhập khẩu Đàm phán trong kinh doanh quốc tế Logitics và vận tải quốc tế Thanh toán quốc tế Chính sách và nghiệp vụ hải quan Quản trị dự án đầu tư quốc tế Tài trợ quốc tế Bảo hiểm rủi ro tròn kinh doanh quốc tế Marketing trong kinh doanh quốc tế Chuỗi cung ứng toàn cầu Top 4 nghề nghiệp hot nhất hiện nay dành cho sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế Top 4 nghề nghiệp hot nhất hiện nay dành cho sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế Mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế trên thị trường sẽ phụ thuộc trực tiếp đến nghề nghiệp mà những cử nhân tốt nghiệp ngành học này lựa chọn trong tương lai. Chuyên viên Kinh doanh Quốc tế Để trở thành một chuyên viên Kinh doanh quốc tế, bạn cần có kinh nghiệm 2 – 3 năm thực tập, làm việc cùng vốn kiến thức chuyên sâu về ngành. Nhiệm vụ của một chuyên viên Kinh doanh quốc tế là phân tích thị trường đa khu vực, xây dựng phương án kinh doanh, quản lý đội nhóm Kinh doanh quốc tế, tìm kiếm đối tác và khách hàng tiềm năng, phân tích sản phẩm, đề xuất cải tiến,… Thông thường, cấp bậc executive tại Việt Nam sẽ nhận được mức lương trong khoảng từ 8 – 10 triệu/ tháng còn ở các nước châu Âu thì cao nhất là trên 60000 USD/ năm. Chuyên viên Phân tích Quản lý Tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Úc hay Canada, vị trí chuyên gia Phân tích quản lý sở hữu mức lương hậu hĩnh, trung bình từ 97.000 USD/ năm. Mức lương này có thể dao động tuỳ vào quy mô doanh nghiệp, sự phát triển của quốc gia, cũng như trình độ cùng kinh nghiệm làm việc của cá nhân. Chuyên viên Hoạch định tài chính quốc tế Chuyên viên Hoạch định tài chính quốc tế là vị trí công việc mà nếu không phải người trong ngành thì sẽ khó biết được sự tồn tại cùng mức lương khủng của nó. Được chi trả lên tới 50000 USD/ năm, nhưng những chuyên viên này sẽ phải đảm nhiệm những đầu việc như mở rộng, phát triển nguồn khách hàng tiềm năng, xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm khách hàng, lập kế hoạch đầu tư tài chính quốc tế,… Giám đốc Kinh doanh quốc tế Giám đốc Kinh doanh quốc tế là “đầu tàu”, người quản trị và là nhà điều hành toàn bộ các hoạt động liên quan đến mảng Kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp. Vậy nên, mức lương mà người nắm giữ chức vụ này nhận được sẽ không có một con số cụ thể vì nó phụ thuộc và thu nhập của cả doanh nghiệp. Mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế update 2023 Trên thực tế, chưa có một con số cụ thể nào về mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, mức lương thường sẽ dao động dựa theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cũng như vị trí công việc mà mỗi cá nhân đảm nhận. Dưới đây là 3 nhóm mức lương mà bạn có thể tham khảo: Mức lương trung bình Theo một vài bài báo thống kê, mức lương trung bình của ngành Kinh doanh quốc tế sẽ dao động trong khoảng 30.000 – 70.000 USD/ năm. Mức lương dành cho cử nhân mới ra trường Đối với sinh viên mới tốt nghiệp, bạn có thể đi thực tập tại các vị trí như nhân viên kinh doanh, trợ lý Kinh doanh quốc tế,… với các mức lương thử việc từ 2.000.000 – 4.000.000đ/ tháng. Sau khi được nhận làm nhân viên chính thức, mức lương đó có thể sẽ tăng lên đến khoảng từ 8.000.000 – 10.000.000Đ hoặc có thể hơn, tùy vào sự cố gắng và năng lực mỗi cá nhân trong giai đoạn đầu. Mức lương dành cho đối tượng đã có kinh nghiệm Nếu có hơn 2 năm kinh nghiệm, mức lương hàng tháng của bạn có khả năng sẽ tăng lên gấp đôi so với thời điểm mới tốt nghiệp, tức độ 20.000.000đ mỗi tháng cho vị trí nhân viên thường. Với các vị trí cao hơn như quản lý, trường phòng, bạn hoàn toàn có khả năng nhận được mức lương trên 20 triệu đồng. Vị trí nào có mức lương cao trong ngành kinh doanh quốc tế? Chuyên viên kinh doanh quốc tế So với điểm xuất phát, sinh viên sau khi ra trường làm vị trí chuyên viên kinh doanh quốc tế có mức lương cao, từ 8.000.000 – 10.000.000 vnđ/ tháng. Khi có kinh nghiệm từ 2 năm, 3 năm hay 5-7 năm trở lên, bạn dễ được thăng tiến và sở hữu mức lương cao hơn. Cụ thể, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến với chức vụ trưởng nhóm, trường phòng hay giám đống kinh doanh quốc tế với mức lương từ 20.000.000 – 40.000.000 vnđ/ tháng hoặc hơn. Chuyên gia phân tích quản lý Tại các nước như Mỹ, Anh, Canada hay Úc, vị trí chuyên gia phân tích quản lý có mức lương trung bình từ 97.000 USD/ năm. Mức lương có thể dao động tuỳ vào các quốc gia, quy mô của công ty cũng như kinh nghiệm làm việc, trình độ của cá nhân. 3 yếu tố giúp bạn nhận được mức đãi ngộ tốt khi làm trong ngành Kinh doanh quốc tế 3 yếu tố giúp bạn nhận được mức đãi ngộ tốt khi làm trong ngành Kinh doanh quốc tế Như đã nói, Kinh doanh quốc tế là lĩnh vực có mức lương trung bình cao hơn các khối ngành Kinh doanh – Kinh tế khác. Và mức lương đó sẽ càng cao hơn nữa nếu bạn nắm vững 3 bí quyết sau: Không ngừng cải thiện kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn Để sở hữu được nền tảng kiến thức chuyên môn tốt về lĩnh vực Kinh doanh quốc tế, bạn nên đầu tư vào việc học của bản thân. Cụ thể, ngoài việc tốt nghiệp đại học, ta có thể đăng ký theo học các hệ cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư,… để chứng minh năng lực. Thêm vào đó, bạn cũng có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn từ 3 – 6 tháng để trau dồi nghiệp vụ về lĩnh vực Kinh doanh quốc tế cùng kiến thức kinh doanh cần thiết. Hãy học thật nhiều ngoại ngữ Trong quá trình thực hiện việc học và làm, ngoại ngữ là chìa khóa giúp bạn gây ấn tượng và có khả năng thăng tiến cao. Vì bản chất Kinh doanh quốc tế là giao thương với các đối tác nước ngoài, nên ngoại ngữ gần như là yếu tố bắt buộc mà mỗi cá nhân cần phải có. Ngoài Tiếng Anh, bạn có thể nghiên cứu và trau dồi một số ngôn ngữ khác trên thế giới như Nhật, Trung, Pháp, Đức,…. Luôn đưa ra các định hướng và thực hiện từng mục tiêu đã đề ra Nếu như đã quan tâm và có niềm yêu thích với các ngành nghề mảng Kinh doanh quốc tế, bạn nên vạch ra định hướng và mục tiêu cho bản thân ngay từ thời điểm ban đầu. Hãy dần “bắt tay” thực hiện từng đầu mục công việc trong kế hoạch để phát triển bản thân một cách toàn diện nhất. Như vậy, bài viết đã giúp bạn khám phá mức lương của ngành Kinh doanh quốc tế. Qua đây, Meovatvui.com hy vọng bạn có thể cân nhắc về ngành học Kinh doanh quốc tế cũng như dần “định vị” được vị trí công việc phù hợp với bản thân. Chúng tôi sẽ luôn ở đây, sát cánh cùng bạn trên con đường chọn nghề của bạn!