Mức lương ngành cơ điện tử là bao nhiêu? Ra trường làm gì?

Mức lương ngành cơ điện tử

Trong những năm gần đây thì việc các sĩ tử và phụ huynh rất quan tâm đến ngành công nghệ thông tin và cơ điện tử ở mức cao. Vậy cụ thể thì có biết ngành cơ điện tử ra trường làm gì, học ở đâu và mức lương ngành cơ điện tử là bao nhiêu không? Cùng Meovatvui tìm hiểu tổng quan về ngành này nhé!

Ngành Cơ điện tử là gì?

Cơ điện tử là lĩnh vực liên ngành giữa điện – điện tử, cơ khí, công nghệ thông tin và các thuật toán điều khiển thông minh. Mỗi ứng dụng của cơ điện tử đều được tích hợp tất cả các yếu tố trên nhằm phát triển tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, công nghệ mới có những tính năng vượt trội.

Hiện nay, ứng dụng công nghệ cơ  điện tử  các công ty điện tử như Samsung, LG Electronics…  đã tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc, sản xuất sữa… cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói…nhằm cắt giảm nhân lực làm việc tại nhà kho của công ty.

Các môn học ngành cơ điện tử?

Các môn học ngành cơ điện tử?

Các môn học ngành cơ điện tử?

  • Các kiến thức đại cương trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
  • Các kiến thức chuyên ngành về ngành công nghệ cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa và kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động, vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC…
  • Các kỹ năng về vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống cơ điện tử, cơ khí, điện tử, điều khiển tự động; tổ chức, triển khai và thực hiện chuyển giao công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo và tự đào tạo; quản lý sản xuất, kinh doanh và lập dự án; giao tiếp và làm việc nhóm, làm việc độc lập; phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.
  • Các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tư duy hiệu quả và sáng tạo, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng xin việc, kỹ năng giao tiếp ứng xử.

Ngành Cơ điện tử học xét tuyển tổ hợp nào?

Ngành Cơ điện xét tuyển những tổ hợp môn sau:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

Ngành Cơ điện tử học trường nào? Điểm chuẩn ngành Cơ điện tử?

Các trường đào tạo Cơ điện tử khu vực Hà Nội

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: 16 (năm 2020)
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội: 25,3 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải: 20 (năm 2020)
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp: 18,5 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội: 25,7 (năm 2020)
  • Đại học Bách khoa Hà Nội: 23,6-27,48 (năm 2020)
  • Đại học Lâm nghiệp: 15 (năm 2020)

Các trường đào tạo cơ điện tử TPHCM

  • Đại học Bách khoa TPHCM: 27 (năm 2020)
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM: 22,5 (năm 2020)
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: 16 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn: 15 (năm 2020)
  • Đại học Công nghệ TP.HCM: 18 (năm 2020)
  • Đại học Nông lâm TP.HCM: 21,5 (năm 2020)
  • Đại học Nguyễn Tất Thành: 15 (năm 2020)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: 26 (năm 2020)

Các trường đào tạo cơ điện tử khu vực tỉnh thành khác:

  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên: 16 (năm 2020)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng: 19,45 (năm 2020)
  • Đại học Nha Trang: 15 (năm 2020)
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng: 25,5 (năm 2020)
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế: 15 (năm 2020)
  • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ: 18,5 (năm 2020)
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long: 15 (năm 2020)

Học ngành cơ điện tử ra trường làm gì?

Học ngành cơ điện tử ra trường làm gì?

Học ngành cơ điện tử ra trường làm gì?

  • Kỹ thuật viên thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các thiết bị phần cứng, phần mềm tại các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp có trang bị các hệ thống máy móc, dây chuyền tự động;
  • Chuyên viên tư vấn về công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động;
  • Chuyên viên tại các ban quản lý dự án, cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp;
  • Cơ hội thăng tiến lên vị trí chuyên viên quản lý, giám sát kỹ thuật, Giám đốc kỹ thuật tại các doanh nghiệp;
  • Tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ với cơ hội trở thành cố vấn, giảng viên hay nhà nghiên cứu

Lương ngành cơ điện tử theo kinh nghiệm làm việc

  • Với sinh viên mới ra trường ít kinh nghiệm, làm việc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, lương trung bình khoảng 6-7 triệu đồng/tháng.
  • Sinh mới ra trường, làm việc tại những doanh nghiệp quy mô lớn, thu nhập có thể lên đến 12 triệu đồng/tháng.
  • Với người có kinh nghiệm từ 1-3 năm, lương trung bình từ 15-18 triệu đồng/tháng.
  • Với vị trí leader hoặc quản lý, tổng thu nhập dao động từ 20-30 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm phụ cấp.

Như vậy, càng làm việc lâu năm, thăng tiến lên các cấp độ cao như chuyên viên cao cấp, kỹ sư trưởng, quản lý,… mức thu nhập càng tăng cao hơn.

Chi tiết mức lương các vị trí ngành cơ điện tử 

Chi tiết mức lương các vị trí ngành cơ điện tử 

Chi tiết mức lương các vị trí ngành cơ điện tử

Lương kỹ sư điện công nghiệp

Kỹ sư điện công nghiệp là người trực tiếp thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo ổn định cho toàn hệ thống. Ngoài ra, họ còn tiếp nhận và xử lý nhanh các sự cố nhưng vẫn đảm bảo hệ thống điện ổn định, không gây cháy nổ và an toàn cho người dùng.

  • Sinh viên mới ra trường, mức lương trung bình từ 4-6 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệp 1-2 năm, lương dao động từ 7-12 triệu đồng/tháng.
  • Người có tay nghề cao, thông thạo ngoại ngữ, mức thu nhập có thể cao hơn, lên đến 15-20 triệu đồng/tháng.

Lương kỹ sư điện viễn thông

Kỹ sư điện viễn thông là một trong những vị trí thuộc ngành cơ điện tử và được nhiều doanh nghiệp lớn săn đón. Họ chịu trách nhiệm quản lý, thiết kế lắp đặt và vận hành hệ thông mạng viễn thông. Ngoài ra, kỹ sư viễn thông còn tham gia test phần mềm và viết chương trình cho máy tính, điện thoại di động,….

  • Với sinh viên mới ra trường, lương dao động từ 7-8 triệu đồng/tháng.
  • Những người làm việc từ 2 năm trở lên, mức thu nhập trung bình khoảng 12-15 triệu đồng/tháng.
  • Với nhân sự làm việc tại công ty, doanh nghiệp nước ngoài, mức lương có thể đạt ngưỡng 40-50 triệu đồng/tháng.

Lương kỹ thuật viên điện tử

Kỹ thuật viên điện tử là người trực tiếp giám sát các thiết bị điện tử, đồng thời vẽ sơ đồ, lên danh sách các linh kiện cần thiết để tiến hành thử nghiệm và lắp đặt. Để làm việc tại vị trí này, kỹ thuật viên phải sử dụng thành thạo máy tính, thiết bị điện tử và đọc hiểu sơ đồ đi dây điện. Đặc biệt, kỹ thuật viên điện tử cần có đầu óc linh hoạt để phân tích, nhìn nhận vấn đề, đưa ra phương pháp giải quyết tối ưu và nhanh nhất.

Mức lương trung bình dao động từ 11-18 triệu đồng/tháng. Thông thường, kỹ thuật viên điện tử làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, quy mô lớn, thu nhập sẽ cao hơn khi làm việc ở các công ty nhỏ và vừa.

Lương kỹ sư điện tự động hóa 

Làm việc ở vị trí này, nhân sự sẽ tiến hành theo dõi hệ thống, phát hiện những sai sót, trục trặc để đưa ra biện pháp khắc phục nhanh nhất để không ảnh hưởng đến toàn bộ dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, kỹ sư tự động hóa còn có trách nhiệm bảo trì, bảo hành máy móc đảm bảo vận hành trơn tru, hạn chế tối đa trục trặc. Thông thường, họ sẽ làm việc ở các dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại như lắp ráp ô tô, vận hành máy tại khu công nghiệp, nhà máy,….

Ngành nghề này yêu cầu kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng liên quan cao nên mức lương khá hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Hơn nữa, lượng ứng viên đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp vẫn còn khan hiếm nên mức lương càng hấp dẫn để thu hút nhân sự.

  • Sinh viên mới ra trường, chưa có/ít kinh nghiệm, lương trung bình từ 4-9 triệu đồng/tháng.
  • Với kỹ sư có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, mức thu nhập dao động từ 9-15 triệu đồng/tháng.

Lương kỹ sư thiết kế hệ thống điện

Kỹ sư thiết kế hệ thống điện là người làm trong ngành điện, nắm chắc các nguyên tắc kỹ thuật, vật lý và khoa học vật liệu để áp dụng vào nghiên cứu, thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống từ nhỏ đến lớn như báo động, an ninh, ánh sáng,… Đây được đánh giá là một công việc khá nguy hiểm, chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng đến an toàn của chính kỹ sư và những người xung quanh. Thế nhưng với mức thu nhập hấp dẫn, vị trí kỹ sư thiết kế hệ thống điện vẫn thu hút nhiều bạn trẻ và ưu tiên những người xuất sắc.

Với sinh viên mới ra trường, mức lương dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng, tùy vào bằng cấp và kết quả thực tập. Làm việc lâu năm, mức lương sẽ tăng dần đến khoảng 20-30 triệu đồng/tháng.

Khó khăn của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông?

  • Áp lực công việc: Các kỹ sư và chuyên gia phải làm việc với áp lực cao để hoàn thành các dự án đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
  • Cạnh tranh khốc liệt: Ngành này đang phát triển rất nhanh, với nhiều công ty mới gia nhập, khiến sự cạnh tranh trở nên khốc liệt.
  • Công nghệ thay đổi liên tục: Các chuyên gia phải cập nhật kiến thức và kỹ năng liên tục để không bị tụt hậu so với xu hướng công nghệ.
  • Yêu cầu đào tạo và chuyên môn cao: Để làm tốt công việc, cần trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu và tích lũy kinh nghiệm. Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến mức lương của ngành kỹ thuật điện tử viễn thông.

Kết luận

Với những thông tin được chia sẻ trên, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm thông tin về lương ngành cơ điện tử. Đặc biệt, với các bạn đang theo học ngành cơ điện tử có các định hướng nghề nghiệp theo đam mê và mức lương như mong muốn.

Xem thêm: Mức lương ngành tài chính ngân hàng có cao không?

5/5 - (1 bình chọn)

Qui Di

Content Creator
Xin chào các bạn, mình là Qui Di. Hiện tại đang là blogger tự do tại Meovatvui.com. Trang web cung cấp những kiến thức, thông tin giáo dục hữu ích .