Ngành công nghệ sinh học là ngành gì? Học ra làm thì làm gì? Nghe có vẻ hoang mang đúng không? Tại bài viết này Meovatvui sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ về bản chất công việc cũng như công nghệ sinh học là gì? Cơ hội làm việc ra sao và mức thu nhập như thế nào, thì câu trả lời sẽ được giải đáp tại đây nhé! ContentsNgành công nghệ sinh học là gì? Học công nghệ sinh học thi môn gì và học ở trường nào?Khối thi ngành công nghệ sinh họcNhững trường đào tạo ngành công nghệ sinh họcTrường đào tạo ở Miền BắcTrường đào tạo ở Miền TrungTrường đào tạo ở Miền NamHọc ngành công nghệ sinh học ra trường làm việc gì?Giảng viên ngành công nghệ sinh họcKỹ thuật viên phòng thử nghiệm công nghệ mớiNhân viên phát triển sản phẩm R&DNghiên cứu viênNhân viên kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghệ sinh họcMức lương ngành công nghệ sinh học hiện nayĐối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trườngĐối với người có kinh nghiệm trong làm việcĐối với kỹ sư công nghệ sinh họcMôi trường làm việc của ngành công nghệ sinh họcVị trí làm việcKỹ năng cần có để có mức lương cao ngành công nghệ sinh họcKết luậnNgành công nghệ sinh học là gì? Ngành Công nghệ sinh học có tên gọi tiếng Anh là Biotechnology. Đây là một ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao, kết hợp giữa nền tảng khoa học về sự sống và uy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật để tạo ra được những quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật. Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải… Công nghệ sinh học là một lựa chọn lý tưởng cho các bạn trẻ trong nền kinh tế năng động, hiện đại và đang hội nhập nhanh chóng của Việt Nam. Hiện nay, ngành này là một trong bốn hướng công nghệ được Chính phủ định hướng phát triển dài hạn. Sinh viên được đào tạo đúng hướng sẽ làm chủ nhiều cơ hội nghề nghiệp lý tưởng. Học công nghệ sinh học thi môn gì và học ở trường nào? Học công nghệ sinh học thi môn gì và học ở trường nào? Khối thi ngành công nghệ sinh học Đối với ngành công nghệ sinh học, sẽ thi đại học các tổ hợp môn xét tuyển sau đây: A00: Toán, Vật lý, Hóa học. B00: Toán, Hóa học, Sinh học B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh Những trường đào tạo ngành công nghệ sinh học Trường đào tạo ở Miền Bắc Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội Học viện Nông nghiệp Việt Nam Đại học Nông lâm Bắc Giang Đại học Lâm nghiệp Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên Đại học Phương Đông Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội Trường đào tạo ở Miền Trung Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng Đại học Đà Lạt Đại học Vinh Đại học Nha Trang Đại học Tây Nguyên Đại học Yersin Đà Lạt Đại học Khoa học (Đại học Huế) Trường đào tạo ở Miền Nam Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Văn Lang Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Tôn Đức Thắng Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh Học ngành công nghệ sinh học ra trường làm việc gì? Học ngành công nghệ sinh học ra trường làm việc gì? Giảng viên ngành công nghệ sinh học Đây là công việc truyền đạt lại kiến thức thường được tiếp xúc với các thiết bị thí nghiệm và nghiên cứu trong môi trường giảng dạy. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một giáo viên dạy môn sinh học theo sở thích của mình. Kỹ thuật viên phòng thử nghiệm công nghệ mới Kỹ thuật viên phòng thử nghiệm là công việc phổ biến khi học công nghệ sinh học. Công việc tại đây sẽ là làm xét nghiệm, phân tích mẫu. Thông thường việc này sẽ làm ở các bệnh viện, trung tâm y tế. Nhân viên phát triển sản phẩm R&D Một lựa chọn khác dành cho các bạn trẻ học ngành công nghệ sinh học đó là phát triển sản phẩm R&D. Tại đây bạn sẽ làm nghiên cứu và phát triển các sản phẩm. Từ đó, đưa ra các sản phẩm ứng dụng ra thị trường. Nghiên cứu viên Sau khi ra trường bạn có thể làm các công việc nghiên cứu về động thực vật tại các cơ sở như viện sinh học, học viện nông nghiệp,viện bảo vệ thực vật… Công việc này giúp bạn phát triển thêm về lĩnh vực công nghệ sinh học. Nhân viên kinh doanh thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học Khi làm việc bạn cần có máy móc, trang thiết bị cùng hóa chất dùng cho việc nghiên cứu. Vì vậy, những nhân viên này sẽ tư vấn và bán các sản phẩm mà bạn cần. Mức lương ngành công nghệ sinh học hiện nay Mức lương ngành công nghệ sinh học hiện nay Đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường Trong những năm gần đây ngành công nghệ sinh học không ngừng phát triển kéo theo đó là nhu cầu nguồn nhân lực cũng khá cao. Chính vì vậy, ngành này có mức lương khá cao so với mặt bằng những ngành nghề khác. Tuy nhiên, mức lương này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vùng miền, vị trí việc làm, năng lực chuyên môn… Do đó, mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Đối với người có kinh nghiệm trong làm việc Mức lương này cũng sẽ thay đổi tuỳ vào vị trí việc làm và năng lực của mỗi người. Đối với những người có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm thì mức lượng dao động trong khoảng từ 8 – 13 triệu đồng/ tháng. Đối với những người có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 12 – 18 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đối với một số người nắm giữ chức vụ cao hơn thì sẽ có mức lương tốt hơn phụ thuộc vào năng lực của họ. Đối với kỹ sư công nghệ sinh học Kỹ sư công nghệ sinh học có mức lương tương đối ổn định, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ thuật chuyên môn mà mức lương sẽ dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, họ còn được hưởng một số phúc lợi và nhiều đã ngộ từ công ty. Môi trường làm việc của ngành công nghệ sinh học Trong nước thường đăng tuyển với mức lương ngành công nghệ sinh học là khoảng 10.000.000 – 15.000.000 đồng/ tháng. Với những công ty, doanh nghiệp nước ngoài đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn và khả năng giao tiếp tốt xứng đáng với mức lương cao gấp đôi so với trong nước. Vì vậy, khi bạn biết được tiếng nước ngoài, đó chính là lợi thế lớn nhất dành cho bạn để có mức lương mơ ước. Vị trí làm việc Điều dưỡng:lương ngành công nghệ sinh học điều dưỡng sẽ có mức lương trung bình là 6.000.000 – 7.000.000 đồng/ tháng khi làm việc tại các cơ sở y tế công lập. Chuyên viên phân tích mẫu:công việc chính là phân tích và thử nghiệm các loại mẫu thử. Với ngành này sẽ có mức lương dao động từ 8.000.000 – 12.000.000 đồng/ tháng. Chuyên viên nghiên cứu:với vị trí này các bạn có thể ứng tuyển tại các công ty hay doanh nghiệp để làm việc. Hàng tháng sẽ nhận được mức lương từ 8.000.000 – 20.000.000 đồng. Cán bộ xét nghiệm:với vị trí này bạn sẽ nhận được mức lương hàng tháng trung bình từ 5.000.000 – 9.000.000 đồng. Chuyên viên công nghệ sinh học:với vị trí công việc này đòi hỏi những yêu cầu bên phía nhà tuyển dụng, từ bằng cấp cho đến kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên với những yêu cầu khắt khe đó bạn sẽ nhận được một mức lương hoàn toàn xứng đáng. Mức lương ngành công nghệ sinh học của một chuyên viên dao động từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng/ tháng. Với vị trí này hoàn toàn có thể nâng mức lương cao hơn tùy theo năng lực của bản thân. Kỹ năng cần có để có mức lương cao ngành công nghệ sinh học Kỹ năng bắt kịp xu hướng: Để đáp ứng nhu cầu người dùng cũng như tạo nguồn lợi lớn cho người lao động thì việc bắt kịp xu hướng là điều cần thiết. Có như thế bạn mới nâng cao được mức lương của mình. Kỹ năng làm việc nhóm: Đây là kỹ năng khá quan trọng bởi công việc nào cũng cần phải áp dụng nó. Kỹ năng này sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành tốt nhiệm vụ mang lại hiệu quả công việc cao. Rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn: Điều này sẽ giúp bạn có nhiều sáng tạo trong công việc. Từ đó, mang lại hiệu quả, nâng cao năng suất lao động. Vì thế mà mức lương bạn cũng sẽ tăng lên. Tinh thần khám phá: Do hiện nay ngành công nghệ sinh học đang rất phổ biến, đòi hỏi bạn phải có niềm đam mê và tinh thần khám phá mới gặt hái được những thành công cho bản thân. Khả năng giao tiếp: Nếu bạn mong muốn có mức lương cao thì phải có khả năng giao tiếp thật tốt. Kết luận Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm thông tin về nhu cầu nhân lực và mức lương ngành Công nghệ sinh học. Đặc biệt, nếu bạn yêu thích và muốn đăng ký tuyển sinh vào ngành học đầy hứa hẹn này còn chờ gì nữa mà không đăng ký ngay đi. Xem thêm: Lương ngành công nghệ thông tin mới ra trường là bao nhiêu?