Luật kinh tế có phải là ngành luật không? Học ngành này thì học gì? Học trường nào? Ra trường làm nghề gì? Mức lương ngành kinh tế luật có cao không? Nếu bạn đang có ý định học ngành này thì bạn cùng Meovatvui tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! ContentsLuật kinh tế là gì?Các khối thi vào ngành kinh tế luậtTop các trường đào tạo luật kinh tế tốtNgành Luật kinh tế được học những gì?Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương của ngành luật kinh tế dựa vào số năm kinh nghiệmKết luậnLuật kinh tế là gì? Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh. Luật kinh tế ra đời với mục đích duy trì và giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh, thương mại và đảm bảo quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình giao thương giữa trong nước và quốc tế. Sự khác nhau giữa ngành Luật và Luật kinh tế: Ngành Luật: cung cấp kiến thức hầu hết ở mọi lĩnh vực như luật hôn nhân gia đình, tội phạm học, thừa kế, quy định chung về tài sản, luật môi trường,… Ngành Luật kinh tế: cung cấp các kiến thức cơ bản về hầu hết các luật nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào các luật liên quan đến lĩnh vực thương mại và các vấn đề về kinh tế. Các khối thi vào ngành kinh tế luật Các khối thi vào ngành kinh tế luật Là một trong những ngành học đa dạng bậc nhất, luật kinh tế tuyển sinh rất nhiều khối khác nhau. Dưới đây là những khối chính: A00: Toán, Lý, Hóa; A01: Toán, Lý, Tiếng Anh; C00: Văn, Sử, Địa; D01: Văn, Toán, Tiếng Anh; D14: Văn, Sử, Tiếng Anh; Top các trường đào tạo luật kinh tế tốt Nếu ở thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn học Luật kinh tế tại các trường: Đại học Kinh Tế – Luật Đại Học Mở Đại học Công nghệ TPHCM Đại học Văn Lang Đại học Lao động xã hội TPHCM Còn tại khu vực Hà Nội, các trường nổi trội có đào tạo chuyên ngành này như: Đại học Luật Hà Nội Đại học Thương mại – ngành Luật kinh tế Học viện Ngân hàng Đại học Lao động – xã hội Đại học Mở Hà Nội Ngành Luật kinh tế được học những gì? Một số môn học chuyên ngành của ngành Luật kinh tế: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng… Bệnh cạnh đó để theo đuổi và thành công trong ngành Luật kinh tế bạn cần có những tố chất sau Có suy nghĩ thấu đáo, tính trung thực, công bằng và khách quan trong công việc; Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, giải quyết vấn đề; Có khả năng phán đoán, tư duy phân tích và logic; Có trình độ ngoại ngữ cao; Có trí nhớ tốt, năng động, sáng tạo, bản lĩnh vững vàng; Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại. Học luật kinh tế ra làm gì? Học kinh tế luật ra trường làm gì Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh Chuyên gia tư vấn pháp lý đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư Chuyên viên tư vấn pháp luật Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp Mức lương của ngành luật kinh tế dựa vào số năm kinh nghiệm Dưới đây là mức lương trung bình của các luật sư làm việc tại văn phòng hoặc làm việc tại các công ty: Chưa có kinh nghiệm: Từ 4 – 6 triệu đồng Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Trên 6 triệu đồng/ tháng Kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Trên 10 triệu đồng/ tháng Kinh nghiệm từ 5 – 10 năm: Trên 20 triệu đồng/ tháng Mức lương của vị trí Partner/trưởng phòng: Từ 30 – 40 triệu đồng/ tháng và phần trăm doanh thu Mức lương của vị trí Managing Partner/Giám đốc: Tùy thuộc vào doanh thu của công ty Bên cạnh đó tùy thuộc vào các vị trí khác nhau, năng lực, kinh nghiệm làm việc và công ty, đơn vị làm việc của bạn mà có mức lương có thể khác nhau. Kết luận Qua những nội dung ở trên về ngành Luật kinh tế, Meovatvui đã cùng các bạn làm giải đáp những thắc mắc về câu hỏi luật kinh tế lương bao nhiêu. Mong các bạn sẽ thích bài viết này và chúc các bạn sẽ có những quyết định đúng đắn trong tương lai. Xem thêm: Mức lương của ngành quan hệ công chúng có khủng như lời đồn