Ngành tâm lý học không phải là lĩnh vực mới mẻ nhưng chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nước ta mới quan tâm nhiều đến lĩnh vực tâm lý và thúc đẩy chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều học sinh thắc mắc về ngành nghề này như cách thức tuyển sinh ra sao, cơ hội việc sau khi tốt nghiệp thế nào hay mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam bao nhiêu,… Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ bật mí ngay cho bạn câu trả lời! Contents1. Ngành tâm lý học là gì?2. Mức lương các ngành tâm lý học ở Việt Nam2.1. Nhà tâm lý học giáo dục2.2. Nhà tâm lý học thể thao2.3. Nhà tâm lý học tâm thần2.4. Nhà tâm lý học cố vấn2.5. Nhà tâm lý học pháp y2.6. Nhà tâm lý học lâm sàng2.7. Nhà tâm lý học kỹ thuật3. Cơ hội làm việc của ngành tâm lý học4. Thi tuyển sinh ngành tâm lý học tại Việt Nam4.1. Chọn khối nào để thi ngành tâm lý học?4.2. Các trường đào tạo ngành tâm lý học ở Việt NamCác trường đào tạo ở miền Bắc:Các trường đào tạo ở miền Trung:Các trường đào tạo ở miền Nam:5. Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học6. Nội dung đào tạo trong ngành Tâm lý học1. Ngành tâm lý học là gì? Ngành tâm lý học là gì? Tâm lý học là ngành nghiên cứu về tâm lý con người thông qua hành vi, cử chỉ, tâm trạng, biểu cảm và tất cả yếu tố tác động đến tâm lý. Từ đây, con người có thể khám phá và hiểu rõ hơn về bản thân mình. Tâm lý học giúp các bác sĩ tìm ra giải pháp hỗ trợ chữa trị bệnh về tâm thần. Những người chuyên môn ứng dụng hoặc nghiên cứu lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý hoặc các chuyên gia tâm lý. Tuy khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng ngành tâm lý lại giành được nhiều sự quan tâm của các thí sinh. Trước đây, có thể nhận thấy, mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam không cao bằng các nước phát triển khác trên thế giới tuy nhiên trong những năm gần đây nhu cầu khám phá tâm lý của con người tăng cao nên mức lương này đã được cải thiện. Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ còn theo đuổi ngành nghề này với mong muốn giúp đỡ những người gặp vấn đề về tâm lý. Ngành tâm lý rất đa dạng chuyên ngành. Vì vậy mà mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam phụ thuộc vào năng lực và vị trí của mỗi người. Nhìn chung, mức lương của ngành nghề này tại Việt Nam rất hấp dẫn và có nhiều triển vọng để phát triển trong tương lai. Xem thêm: Lương tiếp viên hàng không quy định ra sao, có cao như lời đồn? 2. Mức lương các ngành tâm lý học ở Việt Nam Mức lương các ngành tâm lý học ở Việt Nam Một trong những vấn đề được chú trọng nhiều nhất khi theo đuổi ngành tâm lý là mức lương. Dưới đây là mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam theo các chuyên ngành khác nhau mà bạn có thể tham khảo: 2.1. Nhà tâm lý học giáo dục Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình “trồng người”. Giáo dục nuôi dưỡng nhận thức từ khi còn nhỏ đến vị thành niên. Trong quá trình phát triển, tâm lý của trẻ có nhiều biến động, khó kiểm soát và dễ lệch hướng. Nhiệm vụ của các chuyên gia tâm lý học giáo dục là kiểm tra, chuẩn đoán hành vi, cảm xúc của trẻ. Đồng thời, các chuyên gia sẽ kết hợp với giáo viên, người thân để cùng nhau hỗ trợ và giải quyết các vấn đề về tâm lý của học sinh. Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục rất hấp dẫn, dao động từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, để đáp ứng được vị trí chuyên gia, bạn phải có bằng thạc sĩ trở lên và có kinh nghiệm lâu năm. Đối với sinh viên mới ra trường, thu nhập mỗi tháng dao động từ 5 – 7 triệu/tháng. 2.2. Nhà tâm lý học thể thao Thể thao là lĩnh vực cần được thúc đẩy bởi tinh thần, vì vậy mà ngành tâm lý học có cơ hội phát triển. Các chuyên gia sẽ đồng hành cùng các tuyển thủ để có trận đấu tốt nhất. Mức lương của ngành nghề này rất hấp dẫn, tùy thuộc vào kinh nghiệm và chuyên môn có thể lên đến 15 – 17 triệu đồng/tháng. 2.3. Nhà tâm lý học tâm thần Nhà tâm lý học tâm thần là công việc có mức lương cao nhất cũng như có nhiều cơ hội phát triển nhất trong lĩnh vực này. Công việc của họ là gặp gỡ các bệnh nhân có vấn đề về tâm lý, kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra giải pháp để giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất. Tùy vào từng trường hợp sẽ có liệu trình điều trị khác nhau. Các bác sĩ tâm thần phải có kiến thức chuyên môn cao, nắm bắt và hiểu rõ được tâm lý của bệnh nhân. Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam cho vị trí này là 17 – 20 triệu/tháng, kiến thức càng cao thì thu nhập càng tăng. 2.4. Nhà tâm lý học cố vấn Nhà tâm lý học cố vấn là những người phân tích thị trường, đưa ra các giải pháp phát triển, đầu tư và mở rộng cho các công ty, doanh nghiệp. Tùy vào khả năng phân tích và kết quả bạn mang lại mà mức lương cho công việc này dao động từ 12 – 15 triệu đồng/tháng. 2.5. Nhà tâm lý học pháp y Nhà tâm lý học pháp y hay tâm lý tội pháp là công việc được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Nhiệm vụ của vị trí này là quan sát, nghiên cứu, phân tích tâm lý của tội phạm để hỗ trợ pháp y tìm ra hung thủ. Công việc này đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức chuyên môn cao cùng khả năng suy luận sắc bén. Vì vậy mà mức lương nghề này rất hấp dẫn, dao động từ 15 – 17 triệu đồng/tháng. 2.6. Nhà tâm lý học lâm sàng Đây là một ngành hot và thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn học sinh cuối cấp. Nhà tâm lý học lâm sàng có nhiệm vụ chẩn đoán bệnh tâm lý và đưa ra giải pháp chữa trị hiệu quả. Công việc này có nhiều triển vọng phát triển vì con người ngày nay rất dễ bị căng thẳng, stress từ học tập, công việc, gia đình,… Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam cho công việc này khá hậu hĩnh, từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. 2.7. Nhà tâm lý học kỹ thuật Nhà tâm lý học kỹ thuật là nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên trong tương lai sẽ có nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến. Nhiệm vụ chính của công việc này là chuẩn đoán và đảm bảo quá trình làm việc của người lao động. Do sự khan hiếm của chuyên gia tâm lý mà số lượng ngày lao động chân tay rất nhiều nên thu nhập mỗi tháng của nhà tâm lý học kỹ thuật cũng tăng cao, dao động từ 12 – 15 triệu. 3. Cơ hội làm việc của ngành tâm lý học Bên cạnh mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam thì một vấn đề khác được mọi người quan tâm là cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp. Ngành tâm lý còn khá mới mẻ ở nước ta nhưng nhu cầu xã hội ngày càng lớn. Do đó, tùy theo chuyên ngành bạn theo đuổi mà có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau như bệnh viện, trường học, phòng khám, doanh nghiệp,… Dưới đây là một số công việc mà bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp: Bác sĩ tâm lý: Công việc đòi hỏi khả năng chẩn đoán bệnh nhân về tinh thần. Bạn có làm việc tại các bệnh viện tâm thần, bệnh viện đa khoa hoặc tự mở phòng khám riêng. Tư vấn tâm lý học đường: Chuyên gia sẽ tham gia vào các hoạt động tư vấn, hỗ trợ và giải quyết vấn đề tâm lý ở học sinh. Môi trường làm việc giáo dục tại các trường mầm non, tiểu học. THCS, THPT. Phân tích tâm lý khách hàng: Nhiệm vụ là nghiên cứu, phân tích suy nghĩ, cảm xúc và quan điểm của người tiêu dùng để doanh nghiệp mở rộng thị trường. Việc nắm bắt nhu cầu khách hàng là điều vô cùng cần thiết do đó mà không lo thất nghiệp sau khi tốt nghiệp. Giảng dạy tâm lý: Tham gia giảng dạy các môn về tâm lý tại trường cao đẳng, đại học,… Hiện nay, bất kỳ trường đại học, cao đẳng nào cũng có các môn học về tâm lý nên bạn có thể yên tâm, không sợ thất nghiệp 4. Thi tuyển sinh ngành tâm lý học tại Việt Nam 4.1. Chọn khối nào để thi ngành tâm lý học? Hiện nay, các trường đại học đào tạo chuyên ngành tâm lý ưu tiên xét tuyển những khối ngành sau: Khối A00 (Toán, Lý, Hóa) Khối A01 (Toán, Lý, Anh) Khối A16 (Toán, KHTN, Văn) Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) Khối B04 (Toán, Sinh, GDCD) Khối B05 (Toán, Sinh, KHXH) Khối C00 (Văn, Sử, Địa) Khối C14 (Toán, Văn, GDCD) Khối C15 (Văn, Toán, KHXH) Khối C19 (Văn, Sử, GDCD) Khối C20 (Văn, Địa lý, GDCD) Khối D01 (Văn, Toán, Anh) Khối D02 (Văn, Toán, tiếng Nga) Khối D03 (Văn, Toán, tiếng Pháp) Khối D04 (Văn, Toán, tiếng Trung) Khối D08 (Toán, Sinh học, Anh) Khối D09 (Toán, Sử, Anh) Khối D14 (Văn, Sử, Anh) Khối D15 (Văn, Địa lý, Anh) Khối D78 (Văn, KHXH, Anh) Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung) 4.2. Các trường đào tạo ngành tâm lý học ở Việt Nam Các trường đào tạo ngành tâm lý học ở Việt Nam Các trường đào tạo ở miền Bắc: Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn Hà Nội. Đại học Sư phạm Hà Nội. Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE). Đại Học Lao động – Xã hội Hà Nội. Các trường đào tạo ở miền Trung: Đại học Sư Phạm. Đại học Đà Nẵng. Đại học Huế. Các trường đào tạo ở miền Nam: Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Đại học Hoa Sen Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh Đại Học Lao động – Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Đại Học Sài Gòn 5. Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học Khả năng lắng nghe và thấu cảm Khả năng giao tiếp hiệu quả Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt Thích khám phá, không ngừng học hỏi Nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng Khả năng chịu đựng áp lực Dám đương đầu với khó khăn 6. Nội dung đào tạo trong ngành Tâm lý học Khi học ngành Tâm lý học, ngoài việc sinh viên bắt buộc phải học những phần kiến thức chung của bậc đại học. Bạn còn được đào tạo những lý thuyết có liên quan trực tiếp đến chuyên môn về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học xã hội, tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học lao động, tâm lý học sức khoẻ, tâm lý học tham vấn, tâm lý học nhân cách, tham vấn học đường, liệu pháp nhận thức hành vi,… Ngoài những kiến thức chuyên môn, trong quá trình học bạn còn được trang bị các kỹ năng cần thiết để có thể tự tin áp dụng kiến thức tâm lý trong nhiều ngành nghề khác nhau trên thị trường như: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng nghiên cứu, khả năng đo lường và phân tích dữ liệu, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Và một điều cần phải lưu ý đó chính là mỗi một lĩnh vực chuyên ngành khác nhau sẽ giảng dạy nội dung chuyên sâu có phần khác nhau. Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành tâm lý cũng như mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam. Hy vọng, qua bài viết này các bạn đã có được cho mình một ngành học để theo đuổi. Cuối cùng, đừng quen theo dõi Meovatvui.com để có thêm nhiều thông tin hữu ích trong thời gian sắp tới!