Công nghệ sinh học – ngành nghiên cứu và điều chế ra các chế phẩm sinh học – được dự đoán là ngành học của tương lai, nhất là khi tình hình dịch Covid-19 bùng phát và sự ra đời của vắc xin đã chứng tỏ tầm quan trọng của ngành học này. Theo đó, công nghệ sinh học hứa hẹn là ngành “gây sốt” trong mùa tuyển sinh năm nay, nhưng chọn thi khối nào, học trường nào và cơ hội việc làm của ngành này có rộng mở hay không. Hãy cùng Meovatvui tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây. ContentsNgành Công nghệ sinh học là gì?Những cơ hội đối với ngành Công nghệ sinh họcCông nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì?Kỹ sư y sinhKỹ sư hóa họcKỹ sư môi trườngKỹ sư nông nghiệpKỹ thuật viên Phòng Xét nghiệm/Thí nghiệmTham gia công tác giảng dạyNhân viên phát triển sản phẩm phòng R&DNgành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào?Học Công nghệ sinh học ở trường nào?Mức lương ngành công nghệ sinh họcKết luậnNgành Công nghệ sinh học là gì? Ngành Công nghệ sinh học là gì? Công nghệ sinh học là ngành học thuộc khối ngành Khoa học Tự nhiên, chuyên về nghiên cứu, vận dụng sinh vật sống kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm ở quy mô công nghiệp. Đó là những sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích con người, giúp thúc đẩy kinh tế – xã hội, gắn liền với bảo vệ môi trường. Quy trình nghiên cứu công nghệ sinh học thường chia làm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn truyền thống: Chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời, hình thành từ những kinh nghiệm bảo quản thực phẩm được tích lũy từ tổ tiên, mang đậm nét văn hóa truyền thống như chao, mắm, nước mắm, đậu tương,… Giai đoạn cận đại: Dùng đến công nghệ để sản xuất ở quy mô lớn như dùng nồi lên men công nghiệp để cho ra các sản phẩm mì chính, axit amin, chất hữu cơ, kháng sinh, vitamin,… Giai đoạn hiện đại: Hình thành quy trình sản xuất sản phẩm/chế phẩm sinh học ứng dụng công nghệ cao như công nghệ enzym và protein, công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ lên men, công nghệ vi sinh,… Những cơ hội đối với ngành Công nghệ sinh học Công nghệ sinh học được xem là ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn của thế kỷ XXI. Các quốc gia trên thế giới không ngừng nghiên cứu để cho ra những sản phẩm sinh học mới phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người, trong đó có những loại thuốc một khi nghiên cứu thành công sẽ giúp mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại như thuốc điều trị HIV, thuốc điều trị ung thư và vacxin Covid cũng là một ví dụ điển hình. Tại Việt Nam, công nghệ sinh học là ngành nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ đây đến năm 2030, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đa dạng tính ứng dụng của công nghệ sinh học vào nhiều lĩnh vực như y dược, công nghiệp chế biến, nông – lâm – ngư nghiệp, tài nguyên – môi trường,… Trong đó, đặc biệt chú trọng vào những nghiên cứu sinh học phục vụ tốt hơn cho sức khỏe con người như chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, dịch bệnh mới; ứng dụng công nghệ tế bào gốc; chế tạo vắc xin, dược phẩm; tạo ra các sản phẩm sinh học nâng cao hiệu quả trong ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi; nghiên cứu cho ra những giống cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản có sức chống chọi tốt, cho năng suất cao và đem lại nhiều giá trị kinh tế. Công nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì? Công nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì? Học công nghệ sinh học ra làm gì là câu hỏi sẽ bắt gặp nhiều nhất ở các sĩ tử quan tâm và định theo đuổi “đến nơi đến chốn” ngành công nghệ sinh học. Nếu tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể dễ dàng xin vào làm các công việc như: Kỹ sư y sinh Công việc chính của một kỹ sư y sinh là thiết kế và chế tạo dụng cụ, thiết bị, hệ thống, phần mềm thuộc lĩnh vực y khoa. Nghe có vẻ phức tạp nhưng có nhiều loại máy móc, thiết bị y tế quen thuộc được tạo nên từ những kỹ sư y sinh như máy đo điện tâm đồ, máy siêu âm, máy chụp X-Quang,… Có thể nói, phần lớn trang thiết bị, các loại máy móc hiện đại bạn thấy trong bệnh viện/cơ sở y tế đều là công sức của đội ngũ kỹ sư y sinh. Kỹ sư hóa học Công việc này phụ trách nghiên cứu, phát triển và sản xuất sản phẩm hóa học phục vụ đời sống, sinh hoạt và sản xuất như dược phẩm, mỹ phẩm, xăng dầu,… Kỹ sư môi trường Nhiệm vụ chính của kỹ sư môi trường là bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống. Đó có thể thực hiện những công việc như dọn dẹp vùng ô nhiễm; đóng góp, hiến kế và thúc đẩy quá trình ban hành luật về tài nguyên – môi trường; làm việc với các doanh nghiệp về vấn đề giảm thiểu chất thải,… Kỹ sư nông nghiệp Công việc này có trách nhiệm cải thiện quá trình sản xuất và tối ưu hóa chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Kỹ sư nông nghiệp cũng có thể tham gia vào nghiên cứu, sáng tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi, con giống mới cho ra thị trường nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao giá trị sản phẩm. Kỹ thuật viên Phòng Xét nghiệm/Thí nghiệm Nơi làm việc của các kỹ thuật viên sẽ là phòng Lab xét nghiệm tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng, Phòng khám đa khoa/chuyên khoa tư nhân,… Tùy vào năng lực và trình độ chuyên môn, kỹ thuật viên sẽ được bố trí đến các phòng như phòng thí nghiệm phân tích, phòng kiểm nghiệm, phòng KCS, phòng QC của các Trung tâm kiểm nghiệm, Công ty Dược phẩm và Thực phẩm chức năng, Công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, Các trung tâm xét nghiệm ADN/huyết thống tư nhân,… Tham gia công tác giảng dạy Nếu thích môi trường sư phạm hơn là làm nghiên cứu sinh, bạn hoàn toàn có thể chọn đi dạy tại các trường cấp 3, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên hay các trường đại học sau khi tốt nghiệp. Yêu cầu về bằng cấp phụ thuộc vào quy định từng nơi nhưng hầu hết đều đòi hỏi bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ và ưu tiên những người có nhiều kinh nghiệm thực tế. Khi làm công việc này, bạn sẽ đứng lớp giảng dạy học sinh/sinh viên, chịu trách nhiệm triển khai các dự án nghiên cứu của Khoa/Bộ môn, hướng dẫn sinh viên bảo vệ luận án tốt nghiệp,… Nhân viên phát triển sản phẩm phòng R&D Phòng R&D là phòng phát triển sản phẩm của một công ty/doanh nghiệp, có vai trò tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, phát triển các dòng sản phẩm mới dựa trên chiến lược kinh doanh của từng đơn vị. Các nhân viên phát triển sản phẩm là những người nắm chính, triển khai trực tiếp nhiệm vụ này. Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào? Ngành Công nghệ sinh học (Mã ngành: 7420201) hiện có thể xét tuyển đại học với 4 tổ hợp môn: A00 (Toán – Lý – Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh Văn), A02 (Toán – Lý – Sinh), B00 (Toán – Hóa – Sinh). Ngoài ra, các trường đa phần đều có quy định xét tuyển thẳng. Để thử sức cũng như có thể đỡ được khâu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, thí sinh hoàn toàn có thể thử sức bằng việc xét tuyển bằng điểm học bạ căn cứ theo quy định xét tuyển thẳng của từng trường. Học Công nghệ sinh học ở trường nào? Học Công nghệ sinh học ở trường nào? Nếu bạn có mong muốn đăng ký xét tuyển ngành công nghệ sinh học thì đây là danh sách những trường đại học đi đầu trong việc đào tạo ngành này. Có thể kể đến như: Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đại học Bách khoa Hà Nội. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM. Đại học Bách khoa TP. HCM. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM. Đại học Nông Lâm TP.HCM Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. HCM Đại học Mở TP. HCM Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Đại học Cần Thơ Học viện Nông nghiệp Việt Nam Mức lương ngành công nghệ sinh học Mức lương của công nghệ sinh học được đánh giá là khá cao và tăng hằng năm. Đối với sinh viên mới ra trường kinh nghiệm chưa có mức lương dao động từ 6.000.000VNĐ – 8.000.000 VNĐ/tháng.Với kinh nghiệm 1 – 2 năm, kỹ sư công nghệ sinh học có mức lươngdao động từ khoảng 12.000.000- 18.000.000 VNĐ/tháng, tuỳ vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mỗi người. Kết luận Được dự đoán là ngành học của tương lai, công nghệ sinh học hiện là ngành học thu hút sự quan tâm của đông đảo sĩ tử mỗi mùa tuyển sinh. Tuy nhiên, chọn trường đại học nào hay ra trường có thể làm những công việc gì từ tấm bằng cử nhân Công nghệ sinh học là điều không phải ai cũng nắm rõ. Hy vọng từ những thông tin mà Meovatvui.com cung cấp, các thí sinh sẽ có được các thông tin cần và đủ cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới.