So sánh ADN và ARN chi tiết từng ưu nhược điểm [tất tần tật]

So sánh ADN và ARN

So sánh ADN và ARN khác nhau và giống nhau thế nào? ADN và ARN được biết đến là những đại phân tử sinh học có vai trò rất quan trọng trong tất cả sự sống trên Trái Đất. Nó tồn tại khắp bên trong các tế bào của động, thực vật, vi sinh vật, virut và vi khuẩn. Hai phân tử này có cả những điểm giống nhau và khác nhau nhất định.

Hãy cùng Meovatvui so sánh ADN và ARN về cấu tạo, chức năng, quá trình tổng hợp và mối liên hệ giữa 2 phân tử trong bài viết dưới đây.

KHÁI NIỆM VỀ ADN VÀ ARN

So sánh ADN và ARN thì ADN và ARN đều là các axit hữu cơ, được cấu tạo bởi 5 nguyên tố hóa học bao gồm: C, H, O, N, P. Chúng có khối lượng và kích thước vô cùng lớn. Trong cấu tạo, hai phân tử giống nhau gồm các đơn phân nucleotit: A, G, X. Được liên kết với nhau dựa theo liên kết cộng hóa trị.

so-sanh-adn-va-arn-hinh-ve

So sánh ADN và ARN khác và giống nhau điểm nào?

 

ARN là gì?

ARN là một đại lượng phân tử sinh học, được biết đến với cái tên khác là RNA. ARN chính là bản sao của một đoạn ADN tương ứng với một gen. Ngoài ra ở một số loại virut thì ARN là vật chất di truyền.

ARN có cấu trúc mạch đơn: Các Ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa H3PO4 của ribônuclêôtit này với C5H10O5 của ribônuclêôtit kế tiếp. Từ đó tạo nên một chuỗi các pôlinuclêôtit. Ngoài ra kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN.

ARN được phân làm 3 loại thực hiện các chức năng khác nhau :

  • mARN: ARN thông tin: Mang thông tin mã hóa cho a.a
  • tARN: ARN vận chuyển: Mang a.a tham gia vào quá trình dịch mã.
  • rARN: ARN riboxom: Tham gia vào cấu trúc riboxom.

Ngoài ra còn có ARN mạch đơn, kép là vật chất di truyền ở virut. Một số các phân tử ARN rất nhỏ có chức năng điều hoà. ARN đóng vai trò như 1 enzim (ribozim).

Mỗi loại ARN có cấu trúc và thời gian tồn tại trong tế bào khác nhau phù hợp với các chức năng.

ADN là gì?

ADN (hay còn gọi là DNA) có tên khoa học là deoxyribonucleic acid. Được xác định là vật liệu di truyền ở đa số các cơ thể sống trong đó bao gồm sinh vật và con người. Hiểu đơn giản hơn thì ADN chứa đựng các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ vào khả năng phân đôi trong quá trình sinh sản và quyết định tất cả các đặc điểm của sinh vật và con người.

Phân tử ADN có cấu trúc không gian dạng xoắn kép với 2 mạch song song với nhau. Trên thực tế, 2 mạch này xoắn đều theo chiều ngược kim đồng hồ xung quanh 1 mạch cố định. Cấu trúc xoắn kép ADN của từng sinh vật và con người trên Trái Đất là khác nhau. Vì thế mỗi chúng ta đều có các đặc điểm riêng biệt. Do có tính đặc thù nên nhờ ADN các nhà khoa học có thể khám phá ra sự phát triển và tiến hóa của mỗi giống loài. Cũng nhờ đó tìm ra giải pháp tối ưu để ngăn ngừa và điều trị các căn bệnh do đột biến ADN di truyền gây ra.

adn-la-gi

So sánh ADN và ARN, ADN là gì?

Xem ngay:

SO SÁNH ADN VÀ ARN

So sánh ADN và ARN về sự giống nhau

  • Đều là các axit nucleic có cấu trúc đa phân và đơn phân. Đều có 3 trong 4 loại Nu giống nhau là A, G và X.
  • Đều có cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
  • Giữa các đơn phân của cả ADN và ARN đều có liên kết hóa học nối lại với nhau thành mạch.
  • Đều có chức năng là truyền đạt thông tin di truyền trong quá trình tổng hợp protein.

So sánh ADN và ARN về sự khác nhau

So sánh ADN và ARN ADN ARN
Khái niệm ADN (Deoxyribonucleic Acid) là phân tử mang thông tin di truyền quy định tất cả các hoạt động sống của đa số các sinh vật và nhiều loại virut. ARN (Ribonucleic Acid) là phân tử polyme cơ bản có vai trò sinh học quan trọng trong mã hóa, dịch mã, điều hòa và biểu hiện của gen.
Cấu tạo
  • Có 2 mạch song song xoắn đều quanh một trục.
  • ADN có kích thước lẫn khối lượng lớn hơn ARN.
  • Được cấu tạo từ 4 loại Nu: A, T, G và X.
  • Chỉ có 1 mạch đơn.
  • ARN có kích thước lẫn khối lượng nhỏ hơn ADN.
  • Được cấu tạo từ 4 loại là Nu: A, U, G và X.
Chức năng
  • Có chức năng lưu trữ các thông tin quy định cấu trúc của các loại protein.
  • Có chức năng tái sinh và sao chép mã.
  • Trực tiếp tổng hợp  mARN thông tin quy định cấu trúc Protein từ nhân ra tế bào chất, sau đó chuyển qua nơi tạo ra protein Riboxom.
  • Không có chức năng tái sinh và sao chép mã.
Độ dài ADN có kích thước dài hơn rất nhiều so với ARN. (Ví dụ: Một sợi nhiễm sắc thể ADN có thể dài tới vài cm khi được tháo xoắn). ARN có chiều dài dao động ở các mức khác nhau nhưng đều ngắn hơn rất nhiều so với ADN.
Đường cấu tạo Loại đường có trong ADN là đường deoxyribose, chứa ít hơn đường ribo của ARN 1 nhóm hydroxyl. Loại đường ở ARN là ribo, nó không có biến đổi hydroxyl như deoxyribose của ADN.
Cặp Base và sự tương tác giữa chúng Loại base có trong ADN là:

  • +Adenine (A), +Thymine (T), +Guanine (G)
  • +Cytosine (C)

Adenine liên kết với Thymine và Guanine liên kết với Cytosine

Loại base có trong ARN là:

  • Adenine (A),
  • Uracil (U),
  • Guanine (G)
  • Cytosine (C)

Adenine liên kết với Uracil và Guanine liên kết với Cytosine

Vị trí Phân tử ADN xuất hiện trong nhân tế bào và một lượng nhỏ trong ti thể. ARN được hình thành trong nhân tế bào, sau đó di chuyển đến các vùng chuyên biệt của tế bào chất tùy thuộc vào từng loại ARN được tạo thành.
Khả năng phản ứng Do đường deoxyribose của ADN chứa một nhóm hydroxyl ít oxy hơn. Phân tử ADN có tính ổn định hơn ARN, điều này thuận lợi cho 1 phân tử có nhiệm vụ giữ an toàn cho thông tin di truyền. Phân tử ARN chứa loại đường ribo, có phản ứng mạnh hơn ADN và không bền trong điều kiện kiềm. Cấu trúc của ARN có các rãnh xoắn lớn khiến nó dễ bị các enzim tấn công hơn.
Nhạy cảm với tia cực tím (UV) Phân tử ADN dễ bị ảnh hưởng và bị tác động xấu bởi tia UV. Phân tử ARN có khả năng chống lại tia UV tốt hơn ADN.
so-sanh-adn-va-arn

So sánh ADN và ARN về sự khác nhau

SO SÁNH ADN VÀ ARN TRONG QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP

So sánh ADN và ARN, quá trình nhân đôi của ADN diễn ra ở kì trung gian tại nhiễm sắc thể trong nhân tế bào. Đầu tiên, phân tử ADN sẽ tiến hành tháo xoắn cả 2 mạch. 2 mạch này sẽ là khuôn mẫu để hình thành các ADN con. Sau khi hình thành, các mạch mới và mạch khuôn mẫu của ADN sẽ xoắn lại. Các ADN con nằm bên trong nhân tế bào. Trong quá trình hình thành, enzim polimeraza cũng tham gia và tạo nên 2 ADN con.

Việc tổng hợp ARN diễn ra ở kì trung gian, bên trong nhân tế bào và tại nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, chỉ có 1 đoạn phân tử ARN ứng với 1 gen thực hiện tháo xoắn. Sau khi tổng hợp, ARN sẽ tách khỏi gen, rời nhân tế bào và tham gia tổng hợp protein. Hệ enzim tham gia vào quá trình tổng hợp là enzim polimeraza.

So sánh ADN và ARN, khi có protein gắn vào ADN hay có tổn thương hóa học từ các nucleotit thì ADN có khả năng tự sửa chữa và quay về liên kết ban đầu. Các ADN có thể chịu đựng và khắc phục được tổn thương hóa học. Còn ARN thì lại cứng và tách ra bên ngoài. Vì thế, ADN có vai trò tối quan trọng trong truyền đạt các thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

mo-phong-so-sanh-ADN-va-ARN

So sánh ADN và ARN về quá trình tổng hợp

SO SÁNH ADN VÀ ARN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG

Qua việc so sánh ADN và ARN, người ta tìm ra được mối quan hệ mật thiết giữa hai phân tử này trong quy định nên tính trạng của cơ thể sống.

  • ADN chính là khuôn mẫu để hình thành nên mARN. Từ đó quy định các cấu trúc của protein trong cơ thể. Protein chịu các tác động từ môi trường sẽ biểu hiện ra các tính trạng.
  • Phân tử ADN chứa nhiều gen cấu trúc. Mỗi một gen cấu trúc lại mang thông tin khác nhau nên có thể hình thành ra nhiều kiểu mARN khác nhau.
  • Trình tự sắp xếp các nucleotit trong ADN quy định về trình tự sắp xếp các nucleotit trong mARN dựa trên nguyên tắc bổ sung: T liên kết với A, A liên kết với U, X liên kết với G và G liên kết với X.

Bài viết trên đã tổng hợp và so sánh ADN và ARN. Đồng thời nêu ra được mối quan hệ mật thiết giữa chúng với các cơ thể sống trên Trái Đất. Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ cũng như tiếp thu kiến thức về 2 đại phân tử có chức năng truyền đạt thông tin di truyền này.

5/5 - (1 bình chọn)

Qui Di

Content Creator
Xin chào các bạn, mình là Qui Di. Hiện tại đang là blogger tự do tại Meovatvui.com. Trang web cung cấp những kiến thức, thông tin giáo dục hữu ích .